TAILIEUCHUNG - Quản lý dưỡng chất theo địa điểm chuyên biệt trong bón NPK cho cây mía đường trên đất cù lao ở đồng bằng sông Cửu Long
Bài viết Quản lý dưỡng chất theo địa điểm chuyên biệt được sử dụng nhằm mục đích: Đánh giá hiệu quả của bón phân vô cơ và bã bùn mía lên năng suất và độ Brix của cây mía đường; xác định tổng hấp thu dưỡng chất NPK và hiệu quả nông học qua đó đề xuất công thức phân bón cho cây mía trồng trên đất cù lao sông ở Đồng bằng sông Cửu Long,. . | J. Sci. & Devel. 2015, Vol. 13, No. 8: 1372-1381 Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 8: 1372-1381 QUẢN LÝ DƯỠNG CHẤT THEO ĐỊA ĐIỂM CHUYÊN BIỆT TRONG BÓN NPK CHO CÂY MÍA ĐƯỜNG TRÊN ĐẤT CÙ LAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Nguyễn Kim Quyên1, Ngô Ngọc Hưng2 1 Đại học Cửu Long; 2Đại học Cần Thơ Email: ngochung@ Ngày gửi bài: Ngày chấp nhận: TÓM TẮT Phương pháp “Quản lý dưỡng chất theo địa điểm chuyên biệt” (SSNM) được sử dụng nhằm mục đích: (i) Đánh giá hiệu quả của bón phân vô cơ và bã bùn mía lên năng suất và độ Brix của cây mía đường; (ii) xác định tổng hấp thu dưỡng chất NPK và hiệu quả nông học (AE) qua đó đề xuất công thức phân bón cho cây mía trồng trên đất cù lao sông ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện qua vụ mía tơ (năm 2011) và vụ mía gốc (năm 2012) ở huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng, kiểu bố trí theo thừa số trong khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại với 2 nhân tố: (A) khuyết dưỡng chất (NPK, NP, NK, PK) và (B) bã bùn mía (BBM, KBB). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Bón kali (200 kg K2O/ha) làm tăng độ Brix mía. Lượng dưỡng chất cung cấp từ đất so với tổng nhu cầu của N, P và K cho cây mía ở mức tỉ lệ phần trăm là 32,6% N, 46,2% P2O5, 56,1% K2O. Phân đạm được ghi nhận là nhân tố quyết định nhất đến sự thay đổi năng suất mía. Bón bã bùn mía với lượng 10 tấn/ha làm tăng có ý nghĩa tổng hấp thu dưỡng chất đạm, lân, kali trên cây mía đường. Ứng dụng SSNM đã xác định được công thức bón phân cho cây mía ở Cù Lao Dung là 331 N-155 P2O5-253 K2O (kg/ha). Từ khóa: Độ Brix, đất cù lao sông, hiệu quả nông học, năng suất mía, tổng hấp thu dưỡng chất NPK. Site-Specific Nutrient Management for NPK Fertilization in Sugarcane in Mekong Delta Alluvial Island Soil ABSTRACT Site-specific nutrient management (SSNM) was used to: (i) evaluate the effect of inorganic and sugarcane dregs as fertilizers on sugarcane yield and Brix and (ii) determine the NPK uptake and .
đang nạp các trang xem trước