TAILIEUCHUNG - Mối quan hệ giữa tôn giáo với kinh tế ở Tây Nguyên từ góc nhìn vốn xã hội
Dưới góc độ lý thuyết vốn xã hội, bài viết đề cập đến mối quan hệ giữa tôn giáo và kinh tế. Từ đó, bài viết phân tích vốn xã hội của tôn giáo ở Tây Nguyên và tác động của nó đến hoạt động kinh tế của cộng đồng tín đồ các tôn giáo trên địa bàn này thông qua số liệu khảo sát xã hội học do Viện Nghiên cứu Tôn giáo tiến hành ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông năm 2013. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014 44 NGUYỄN THỊ MINH NGỌC* MỐI QUAN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VỚI KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN TỪ GÓC NHÌN VỐN XÃ HỘI Tóm tắt: Vốn xã hội của tôn giáo là một yếu tố khẳng định vai trò và ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống xã hội. Trên thế giới, vốn xã hội của tôn giáo rất được coi trọng, nhất là trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập như hiện nay. Dưới góc độ lý thuyết vốn xã hội, bài viết đề cập đến mối quan hệ giữa tôn giáo và kinh tế. Từ đó, bài viết phân tích vốn xã hội của tôn giáo ở Tây Nguyên và tác động của nó đến hoạt động kinh tế của cộng đồng tín đồ các tôn giáo trên địa bàn này thông qua số liệu khảo sát xã hội học do Viện Nghiên cứu Tôn giáo tiến hành ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông năm 2013. Từ khóa: Tôn giáo, kinh tế, vốn xã hội, mạng xã hội, Tây Nguyên. 1. Cơ sở lý luận tiếp cận mối quan hệ giữa tôn giáo và kinh tế Trong khi vốn vật chất nói đến các vật thể hiện hữu, vốn nhân sinh nói đến tài sản cá nhân, thì vốn xã hội nói đến sự nối kết giữa con người. Đấy là mạng lưới xã hội với những tiêu chuẩn giao dịch qua lại trong sự tin tưởng lẫn nhau, đồng thời là đạo lý cư xử giữa người và người trong xã hội. Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới, vốn xã hội là những gì liên quan đến các cơ sở, các mối quan hệ và những giá trị truyền thống. Tất cả hợp sức tạo nên chất lượng và số lượng của thành phẩm làm nên bởi sự tương giao hợp tác trong xã hội. Vốn xã hội không chỉ đơn thuần là sự tổng hợp những khối lượng vật chất của xã hội, mà còn là chất keo làm dính chặt những khối lượng tài sản xã hội lại với nhau1. Một cách cụ thể hơn, hai tác giả Cohen và Prusak cho rằng: “Vốn xã hội bao gồm toàn bộ những kết nối có tính chủ động của con người: sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau, các giá trị chung và các hành vi ứng xử nhằm liên kết con người và các cộng đồng, tạo ra sự hợp tác mong muốn”2. * TS., Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nguyễn Thị Minh Ngọc. Mối quan hệ giữa tôn giáo 45 Như vậy, vốn xã hội
đang nạp các trang xem trước