TAILIEUCHUNG - Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay

Nội dung bài viết trình bày về lược sử khái niệm và những quan niệm khác nhau về vốn xã hội, vốn xã hội và tác động hai chiều của nó đến sự phát triển con người và xã hội, nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay. | Xã hội học, số 3(115), 2011 9 VỐN XÃ HỘI VÀ MẤY VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG NGHIÊN CỨU VỐN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NGUYỄN TUẤN ANH * 1. Lược sử khái niệm và những quan niệm khác nhau về vốn xã hội Vốn xã hội (social capital) được quan niệm là một loại vốn, bên cạnh các loại vốn khác như vốn kinh tế, vốn văn hoá, vốn con người. Lyda Judson Hanifan là người đầu tiên đưa ra khái niệm vốn xã hội vào năm 1916. Ông dùng khái niệm này để chỉ tình thân hữu, sự thông cảm lẫn nhau, cũng như tương tác giữa các cá nhân, hay giữa các gia đình trong đời sống xã hội. Bốn mươi năm sau, vào những năm 1960, Jane Jacobs đề cập lại khái niệm vốn xã hội trong nghiên cứu của mình (Smith và cộng sự, 2002: 153-154). Đến những năm 1980, khái niệm này được đưa vào từ điển khoa học xã hội (Fukuyama, 2002:23). Tuy nhiên, vốn xã hội chỉ thực sự trở thành khái niệm quan trọng trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn kể từ khi tác phẩm “Các hình thức của vốn” của Bourdieu được công bố (Smith và cộng sự, 2002: 154-155; Portes, 1998: 3). Đến nay, đã có nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau về vốn xã hội (Baker, 1990; Bourdieu, 1986; Coleman, 1988; Fukuyama, 2001, 2002; Halpern, 2005; Lin, 1999, 2001; Portes, 1998; Putnam, 1995, 2000). Phân tích một cách khái quát các định nghĩa, cũng như các cách giải thích này cho thấy giữa các tác giả vừa có sự nhất trí, lại vừa có cách hiểu khác nhau về vốn xã hội. Về sự nhất trí giữa các tác giả, mặc dù mỗi người dựa trên kết quả nghiên cứu riêng của mình tại những quốc gia hay những vùng lãnh thổ khác nhau, song đại đa số họ đều gặp nhau ở những điểm sau đây. Thứ nhất, vốn xã hội gắn liền với mạng lưới xã hội, quan hệ xã hội. Chẳng hạn, vốn xã hội kết nối với mạng lưới xã hội tương đối bền vững (Bourdieu, 1986: 248-249), vốn xã hội nằm trong quan hệ xã hội (Coleman, 1988: 98-100), vốn xã hội ở trong mạng lưới xã hội (Lin, 2001: 24-25), mạng lưới xã hội là một thành tố của vốn xã hội (Putnam, 2000: 19), cần quan sát vốn xã hội thông qua mạng lưới xã

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.