TAILIEUCHUNG - Vài nét về công giáo trên vùng đất Quảng Trị
Bài viết trình bày lịch sử du nhập và tồn tại của Công giáo trên vùng đất Quảng Trị. Đặc biệt, từ nghiên cứu tác động của cuộc di cư năm 1954, bài viết khái quát một số nét đặc thù của vùng Công giáo này như: Vừa là chứng nhân, vừa là nhân vật chính của cuộc di cư năm 1954; không chỉ là di cư từ Bắc vào Nam, mà còn là di cư từ nửa tỉnh bên này đến nửa tỉnh bên kia;. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 – 2014 88 ĐOÀN TRIỆU LONG* VÀI NÉT VỀ CÔNG GIÁO TRÊN VÙNG ĐẤT QUẢNG TRỊ Tóm tắt: Bài viết trình bày lịch sử du nhập và tồn tại của Công giáo trên vùng đất Quảng Trị. Đặc biệt, từ nghiên cứu tác động của cuộc di cư năm 1954, bài viết khái quát một số nét đặc thù của vùng Công giáo này như: vừa là chứng nhân, vừa là nhân vật chính của cuộc di cư năm 1954; không chỉ là di cư từ Bắc vào Nam, mà còn là di cư từ nửa tỉnh bên này đến nửa tỉnh bên kia; luôn ở trong trình trạng xáo trộn do phải thực hiện nhiều lần di cư theo diễn biến của thời cuộc; tạo nên diện mạo riêng hiện nay là sự tập trung về nửa tỉnh phía nam; góp phần tô đậm lên một dấu ấn đỏ có tên là La Vang. Từ khóa: Công giáo, Quảng Trị, La Vang. Theo nhiều ghi chép, giáo sĩ Dòng Đa Minh là Diego Aduarte, tuyên úy của chiến hạm Tây Ban Nha trong hành trình từ Quảng Nam ra phía Bắc đã đến Quảng Trị vào năm 1595. Diego Aduarte được Tổng trấn Dĩnh Cát tiếp kiến khá thân tình, nhưng do nhiều nguyên nhân, việc truyền đạo chưa được triển khai. Năm 1615, sau khi đến Hội An và đặt trụ sở đầu tiên ở xứ Đàng Trong, Linh mục Phanxicô Buzômi ra Cửa Hàn (Đà Nẵng) rồi tiếp tục tiến xa về phía Bắc, tìm ra vùng Dĩnh Cát (nay thuộc xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) dâng lễ lên Chúa Sãi xin truyền giáo. Chúa Sãi ban chiếu cho phép các giáo sĩ Dòng Tên tự do giảng đạo từ Quảng Bình đến Phú Yên. Vùng Quảng Trị bắt đầu chứng kiến sự có mặt của Công giáo từ đó. Ngày 15/1/1644, giáo sĩ A. de Rhodes cử một đoàn gồm 9 thầy giảng, trong đó có hai vị tên là Inhaxô và Vinh Sơn ra truyền giáo ở Quảng Trị, Quảng Bình. Thầy Inhaxô (không rõ tên Việt) sinh năm 1610 tại làng Liêm Công, Cửa Tùng, Vĩnh Linh, Quảng Trị được giáo sĩ A. de Rhodes rửa tội, sau đó đào tạo rồi cử làm đoàn trưởng truyền giáo ngay chính * TS., Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực III, thành phố Đà Nẵng. Đoàn Triệu Long. Vài nét về Công giáo 89 trên quê hương. Inhaxô đã rửa tội cho 293 người. Trên vùng đất .
đang nạp các trang xem trước