TAILIEUCHUNG - Thực tiễn về phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam
Bài viết Thực tiễn về phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam trình bày: Nền kinh tế mở, các quốc gia đều quan tâm đến kinh tế thương mại biên giới, thúc đẩy giao lưu hàng hoá với các quốc gia láng giềng để phát huy lợi thế so sánh của nước mình,. . | THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU Ở VIỆT NAM NGUYỄN THỊ KIM XOA Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị Tóm tắt: Trong nền kinh tế mở, các quốc gia đều quan tâm đến kinh tế thương mại biên giới, thúc đẩy giao lưu hàng hoá với các quốc gia láng giềng để phát huy lợi thế so sánh của nước mình. Phát huy ưu thế có đường biên giới dài chung với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, thời gian gần đây, nước ta đã ban hành những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế khu vực biên giới. Bài viết này trình bày một cách khái quát về lịch sử, vai trò, đặc điểm và tình hình phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới hiện nay, một số quốc gia, khu vực với trình độ phát triển cao có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh tế của mình. Thông qua các công ty đa quốc gia, họ chuyển một phần vốn, công nghệ. sang nước khác để mở rộng sản xuất, tăng thêm doanh thu và lợi nhuận. Nơi đến của các công ty đa quốc gia này thường là những nước kém phát triển hơn, có nguồn lao động rẻ, kèm theo một số lợi thế khách quan và chủ quan khác. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm, đặc biệt trong những năm 90 thế kỷ 20, về hoạt động của các công ty đa quốc gia và các tổ chức kinh tế tại các nước kém phát triển hơn đã chứng minh những tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế của các nước sở tại thông qua sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, Khu kinh tế cửa khẩu (KTCK). Trong xu thế chung, những năm qua Nhà nước ta đã có nhiều chính sách phát triển các khu KTCK nhằm tạo điều kiện phát huy tiềm năng, ưu thế của các địa phương biên giới, góp phần mở rộng giao lưu, buôn bán, xây dựng các hệ thống phân phối, cung cấp trên các lĩnh vực, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương và của khu vực lân cận, cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 2. THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU . Các khái niệm liên quan Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt
đang nạp các trang xem trước