TAILIEUCHUNG - Đấu tranh chống chính sách tố cộng của chính quyền Ngô Đình Diệm ở Quảng Nam Đà Nẵng (1955-1957)
Bài viết Đấu tranh chống chính sách tố cộng của chính quyền Ngô Đình Diệm ở Quảng Nam Đà Nẵng (1955-1957) trình bày: Sau khi cơ bản thiết lập xong bộ máy thống trị ở Quảng Nam Đà Nẵng, chính quyền Ngô Đình Diệm biến nơi đây thành trọng điểm để thi hành chính sách "tố Cộng". Trong vòng 2 năm (1955 - 1957), trước những thủ đoạn "tố Cộng" khốc liệt của kẻ thù,. | ĐẤU TRANH CHỐNG CHÍNH SÁCH “TỐ CỘNG” CỦA CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM Ở QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG (1955-1957) HÀ THỊ HẢI Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Sau khi cơ bản thiết lập xong bộ máy thống trị ở Quảng Nam Đà Nẵng, chính quyền Ngô Đình Diệm biến nơi đây thành trọng điểm để thi hành chính sách "tố Cộng". Trong vòng 2 năm (1955 - 1957), trước những thủ đoạn "tố Cộng" khốc liệt của kẻ thù, nhân dân Quảng Nam Đà Nẵng đã kiên quyết đấu tranh với một tinh thần rực lửa. Phong trào diễn ra rộng khắp, lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham gia với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, linh hoạt, sáng tạo. Mặc dù phải chịu tổn thất nặng nề, song phong trào đã góp phần từng bước làm thất bại chính sách "tố Cộng" thâm độc của chính quyền Ngô Đình Diệm, thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Quảng Nam Đà Nẵng. Quảng Nam Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng), là tỉnh nằm ở “đầu cầu” của khu vực duyên hải Nam Trung bộ, nắm giữ một vị trí địa - chính trị rất quan trọng. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, nơi đây có vùng tự do rộng lớn gồm 4 huyện miền núi và 4 huyện đồng bằng phía nam sông Bà Rén (Quế Sơn) trở vào, 4 huyện phía Bắc là vùng căn cứ du kích; có lực lượng vũ trang ba thứ quân chiến đấu trên địa bàn tỉnh, có chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng vững mạnh, phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển. Sau ngày Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cũng như nhân dân miền Nam nói chung, nhân dân Quảng Nam Đà Nẵng chưa kịp hưởng niềm vui của ngày hòa bình lập lại đã phải đối diện ngay với kẻ thù mới. Thực hiện đúng quy định của Hiệp định, trong vòng một tháng, Tỉnh ủy tức tốc lao vào chuẩn bị cho việc chuyển quân, tập kết, chuẩn bị tư tưởng cho cán bộ và nhân dân, giải quyết tài sản của chính quyền cách mạng còn lại, bàn giao chính quyền cho đối phương. Đảng bộ tỉnh chủ trương, ngoài số cán bộ, đảng viên tập kết ra Bắc cùng với lực lượng vũ trang thì đại bộ phận công nhân viên thoát ly của các ngành, các cấp và cán bộ, đảng viên
đang nạp các trang xem trước