TAILIEUCHUNG - Công xưởng chế tác công cụ bằng đá và đời sống của cộng đồng cư dân thời tiền sử ở Đông Nam Bộ

Công xưởng chế tác đá trên địa bàn Đông Nam Bộ là một phát hiện mới của khảo cổ học trong những năm 2006-2010. Hai công xưởng Hàng Ông Đại và Hàng Ông Đụng (tỉnh Bình Dương) là nơi chế tác các loại hình công cụ đá với số lượng lớn, được thực hiện bởi thợ thủ công có tay nghề cao với quy trình chuyên môn hóa. | TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 5 (201) 2015 86 CÔNG XƯỞNG CHẾ TÁC CÔNG CỤ BẰNG ĐÁ VÀ ĐỜI SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN THỜI TIỀN SỬ Ở ĐÔNG NAM BỘ NGUYỄN KHÁNH TRUNG KIÊN Công xưởng chế tác đá trên địa bàn Đông Nam Bộ là một phát hiện mới của khảo cổ học trong những năm 2006-2010. Hai công xưởng Hàng Ông Đại và Hàng Ông Đụng (tỉnh Bình Dương) là nơi chế tác các loại hình công cụ đá với số lượng lớn, được thực hiện bởi thợ thủ công có tay nghề cao với quy trình chuyên môn hóa. Sự tương đồng giữa hiện vật của các di chỉ công xưởng với các hiện vật tại các di tích cư trú ở Đông Nam Bộ thời tiền sử cho phép đi đến một nhận định: Các công xưởng chế tác đá chính là nơi bảo đảm nguồn cung ứng công cụ sản xuất cho các cộng đồng cư dân tiền sử Đông Nam Bộ, giúp họ nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy quá trình chiếm lĩnh các vùng đất mới và tích lũy kinh nghiệm chế tác cho giai đoạn phát triển cao hơn - kỹ thuật luyện kim. 1. GIỚI THIỆU Khảo cổ học tiền sử Đông Nam Bộ với hơn 100 năm phát hiện và nghiên cứu (1890 - 2015) đã có nhiều đóng góp mới cho nhận thức của ngành, nhất là trong giai đoạn 40 năm gần đây với các nghiên cứu của giới khảo cổ Việt Nam (1975 - 2015). Các kết quả điều tra, khảo sát đã phát hiện hằng trăm di tích khảo cổ, trong đó có hàng chục di tích được khai quật trên địa bàn Đông Nam Bộ với các loại hình di tích cư trú, di tích mộ táng và di chỉ - xưởng. Đặc biệt, từ năm 2006 đến 2010, các nhà khảo cổ đã phát hiện và khai quật một số công xưởng chế tác công cụ đá ở Đông Nam Bộ (Hàng Ông Đại và Hàng Ông Đụng) và nơi khai thác đá Nguyễn Khánh Trung Kiên. Thạc sĩ. Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ. để mang về các công xưởng chế tác (Hàng Tam Đẳng). Những công cụ lao động như: rìu, cuốc, đục, dao hái được thực hiện bởi những thợ thủ công có tay nghề cao với quy trình chuyên hóa nhằm làm ra sản phẩm với số lượng lớn. Đây là những phát hiện mới có ý nghĩa khoa học, góp phần tìm hiểu đời sống kinh tế, xã hội của các cộng đồng cư dân tiền sử Đông Nam Bộ. Trong

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.