TAILIEUCHUNG - Đóng góp của tài sản trí tuệ đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trên cơ sở những bằng chứng thực tiễn của thế giới về lợi ích của tài sản trí tuệ (TSTT) đối với doanh nghiệp, bài viết phân tích thực trạng phát triển TSTT và đóng góp của loại tài sản này đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015. Kết quả phân tích cho thấy, TSTT có vai trò to lớn trong việc cải thiện vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó, tác giả đưa ra một số gợi ý về chiến lược phát triển TSTT của doanh nghiệp trong thời gian tới. | Diễn đàn Khoa học - Công nghệ Đóng góp của tài sản trí tuệ đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nguyễn Hữu Cẩn Viện Khoa học sở hữu trí tuệ Trên cơ sở những bằng chứng thực tiễn của thế giới về lợi ích của tài sản trí tuệ (TSTT) đối với doanh nghiệp, bài viết phân tích thực trạng phát triển TSTT và đóng góp của loại tài sản này đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015. Kết quả phân tích cho thấy, TSTT có vai trò to lớn trong việc cải thiện vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó, tác giả đưa ra một số gợi ý về chiến lược phát triển TSTT của doanh nghiệp trong thời gian tới. Lợi ích kinh tế của TSTT1 đối với doanh nghiệp TSTT ngày càng được thừa nhận có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nội lực của doanh nghiệp [1] và có đóng góp tích cực đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp2. Nhiều bằng chứng thực nghiệm trên thế giới đã khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa TSTT và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp càng phát triển nhiều TSTT thì càng có khả năng 1 Trong bài viết này, thuật ngữ “TSTT” chỉ giới hạn ở một số dạng điển hình như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Các dạng TSTT khác như bí quyết kỹ thuật, tên thương mại, các quyền phát sinh từ hợp đồng, lợi thế kinh doanh. sẽ không được đề cập đến vì không sẵn có dữ liệu tin cậy. 2 Có nhiều chỉ báo đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn tổng doanh thu hoặc tổng tăng trưởng tài sản, lợi nhuận biên, suất lợi nhuận trên doanh thu, suất lợi nhuận trên tài sản, suất lợi nhuận trên vốn chủ, năng suất. Tương tự, có nhiều cách đo lường đối với TSTT, chẳng hạn số lượng TSTT được bảo hộ độc quyền thuộc sở hữu của một doanh nghiệp trong một năm (stock), số lượng TSTT của doanh nghiệp được nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền trong một năm (flows); tốc độ tăng trưởng đơn đăng ký bảo hộ TSTT trong một giai đoạn nhất định (active). 20 đạt được nhiều doanh thu hơn [2, 3]. Chẳng hạn, các nghiên .
đang nạp các trang xem trước