TAILIEUCHUNG - Tính đối thoại nhìn từ bình diện nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986
Để tìm ra con người trong con người, với Bakhtin, không có cách nào tròn vẹn bằng việc đặt nhân vật vào môi trường đối thoại tích cực, triệt để. Trên tinh thần dân chủ của thời kì đổi mới (sau 1986), các nhà tiểu thuyết Việt Nam đương đại cũng xác lập một cái nhìn mới về nhân vật. Lập trường đối thoại đã thể hiện những thay đổi trong quan niệm về nhân. | TÍNH ĐỐI THOẠI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986 LÊ THỊ THÚY HẰNG Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt: Để tìm ra con người trong con người, với Bakhtin, không có cách nào tròn vẹn bằng việc đặt nhân vật vào môi trường đối thoại tích cực, triệt để. Trên tinh thần dân chủ của thời kì đổi mới (sau 1986), các nhà tiểu thuyết Việt Nam đương đại cũng xác lập một cái nhìn mới về nhân vật. Lập trường đối thoại đã thể hiện những thay đổi trong quan niệm về nhân vật và cách thức xây dựng nhân vật ở các nhà tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, trong sự đối trọng với lối viết truyền thống. Từ khóa: đối thoại, nguyên lí đối thoại, nhận thức lại 1. MỞ ĐẦU Đối thoại chính là phạm trù nền, là bản chất của ý thức, tư duy nghệ thuật đa thanh/phức điệu theo quan niệm của Bakhtin. Thông qua đối thoại của nhân vật, Bakhtin nhận ra ý nghĩa giải phóng và giải - vật - hóa con người ở hình thức nghệ thuật, tìm ra con người trong con người một cách triệt để nhất. Cho đến nay, xoay quanh lí thuyết đối thoại của Bakhtin vẫn còn nhiều điểm mở ngỏ nhưng thực tế vẫn không thể phủ nhận vai trò của nó đối với nghiên cứu khoa học văn học nói chung, thể loại tiểu thuyết nói riêng. Trên tinh thần đó, bài viết thử biện giải một vài đặc điểm cơ bản của tính đối thoại trong quan niệm về nhân vật và cách thức xây dựng nhân vật qua trường hợp tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Sở dĩ có tính đối thoại trong quan niệm về nhân vật và cách thức xây dựng nhân vật phát lộ giữa hai thời kì văn học cũng bởi những đặc điểm đặc thù. Bản Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) định hướng cho văn hóa, văn nghệ trở thành mặt trận quan trọng trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong suốt ba mươi năm chiến tranh, văn học, nghệ thuật đã làm tốt vai trò lịch sử giao phó. Với tính chất nghiêm ngặt của cuộc chiến tranh vệ quốc, tinh thần thời đại Việt Nam được quy chiếu trong những mảng màu tươi sáng với một niềm tin, ý chí kiên cường về sự tất thắng. Sự thuần nhất về thể chất, tinh thần là
đang nạp các trang xem trước