TAILIEUCHUNG - Đánh giá hiệu lực vaccine phòng dại trên chó nuôi tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
Nội dung nghiên cứu của bài viết đánh giá hiệu quả của đợt tiêm vaccine khảo sát thông qua các kết quả xét nghiệm xác định hiệu giá kháng thể chống virus dại trong huyết thanh chó trước (2 - 2,5 tháng) và sau (22 ngày) tính từ thời điểm tiêm vaccine dại khảo sát với một số nhóm chó theo tiêu chí phân loại khác nhau (địa bàn nuôi, giới tính, giống) và đánh giá hiệu quả của việc tiêm vaccine khảo sát thông qua việc xác định và so sánh các tỷ lệ nhiễm virus dại ở đàn chó đã được tiêm vaccine và chưa được tiêm vaccine trong quá khứ, kiểm định lại tình trạng mang virus dại ở chó đã được tiêm vaccine khảo sát sau khi đã giết hủy tất cả chó mang trùng sau lần xét nghiệm trước đó. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018 ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC VACCINE PHÒNG DẠI TRÊN CHÓ NUÔI TẠI HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH Phan Ngọc Tuyết1, Nguyễn Thị Mỹ Trinh2, Phạm Thị Thanh Thúy2, Phạm Hồng Sơn2* 1 Chi cục thú y, tỉnh Quảng Bình; 2 Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế *Liên hệ email: sonphdhnl@ TÓM TẮT Nghiên cứu ở huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình bằng xét nghiệm ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) đã cho thấy vaccine được chỉ định sử dụng tại địa bàn có chất lượng phù hợp, đã nâng tỷ lệ chó mang kháng thể từ 46,25% lên 93,75% (P~0), tỷ lệ bảo hộ từ 32,92% lên 75,83% (P~0), tương ứng với cường độ miễn dịch từ 3,37 HI lên 13,97 HI, đồng thời cho thấy tỷ lệ chó được bảo hộ sau đợt tiêm vaccine dại vụ cuối xuân năm 2017 theo quy định thấp dưới mức cần thiết. Đáp ứng miễn dịch được cảm ứng bởi tiêm vaccine khảo sát không phụ thuộc vào địa bàn nuôi và tính biệt của chó nhưng mức độ đáp ứng ở nhóm giống chó ngoại và lai ngoại cao hơn nhóm chó giống nội. Cũng từ đàn chó đó, xét nghiệm virus dại trong nước bọt bằng SSDHI đã cho thấy 3 trong số 154 chó chưa tiêm vaccine lần nào (1,9%) từ 240 chó ở đợt trước tiêm khảo sát (1,25%), nhưng không phát hiện được chó mang virus trong số chó đã được tiêm vaccine dại ít nhất một lần trong quá khứ, đồng thời, giết hủy chó có phản ứng SSDHI dương tính đã dẫn đến sự vắng mặt các cá thể chó có nước bọt mang virus dại trong quần thể. Như vậy, tiêm vaccine phòng bệnh dại phối hợp xét nghiệm và giết hủy chó mang virus dại có thể là biện pháp hữu hiệu trong việc thanh toán bệnh dại. Từ khóa: bệnh dại, chó, HI, SSDHI, vaccine. Nhận bài: 18/04/2018 Hoàn thành phản biện: 20/05/2018 Chấp nhận bài: 30/05/2018 1. MỞ ĐẦU Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do lyssavirus gây ra ở nhiều loài động vật máu nóng và người, bệnh dại lây sang người qua đường da và niêm mạc, thường dẫn tới tử vong 100% khi đã có biểu hiện triệu chứng. Nguồn mang mầm bệnh chủ yếu là chó và khoảng 90% số .
đang nạp các trang xem trước