TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, sinh hóa và tế bào học các trường hợp tràn dịch màng phổi, màng bụng
Nội dung bài viết là mô tả một số đặc điểm lâm sàng, sinh hóa tràn dịch màng phổi, màng bụng. Đối chiếu kết quả tế bào học và sinh hóa theo nguyên nhân tràn dịch màng phổi, màng bụng. | NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SINH HÓA VÀ TẾ BÀO HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI, MÀNG BỤNG Nguyễn Văn Mão, Phạm Huyền Quỳnh Trang Trường Đại học Y Dược Huế Tóm tắt Giới thiệu: Tràn dịch màng phổi, màng bụng là bệnh cảnh lâm sàng thường gặp, việc xác định nguyên nhân tràn dịch đặc biệt do bệnh lý ác tính bằng tế bào học là rất cần thiết và chính xác bên cạnh khám lâm sàng và xét nghiệm sinh hóa. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, sinh hóa tràn dịch màng phổi, màng bụng. Đối chiếu kết quả tế bào học và sinh hóa theo nguyên nhân tràn dịch màng phổi, màng bụng. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang 47 bệnh nhân tràn dịch màng phổi, màng bụng được chọc dịch và làm tế bào học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 4/2013 đến tháng 1/2014. Kết quả: Trong 47 trường hợp nghiên cứu, tràn dịch màng phổi chiếm tỉ lệ cao nhất 55,32%, tiếp theo là tràn dịch màng bụng 29,79% và 14,89% tràn dịch cả hai màng. Triệu chứng hay gặp nhất trên bệnh nhân tràn dịch màng phổi là tam chứng rung thanh giảm (mất), gõ đục, âm phế bào giảm (hoặc mất) (100%), trên bệnh nhân tràn dịch màng bụng là bụng báng (95,24%). Dịch tiết chiếm 100% với trường hợp tràn dịch màng phổi, 50% với tràn dịch màng bụng, 80% với tràn dịch hai màng. Tế bào học tìm thấy tế bào ác tính chiếm tỉ lệ đáng kể: ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi 26,92%, tràn dịch màng bụng 28,57%, tràn dịch hai màng 42,86%. Đa số phát hiện tế bào ác tính trong lần xét nghiệm đầu tiên chiếm 57,14%, lần hai 9,53%, không phát hiện 33,33%. Hầu hết các trường hợp có tế bào ác tính và viêm đều là dịch tiết, các trường hợp ít tế bào đều là dịch thấm. Bên cạnh đó, 7,5% trường hợp có bạch cầu đa nhân trung tính ưu thế là dịch thấm. Kết luận: Đối với các trường hợp bệnh nhân bị tràn dịch, bên cạnh việc khám lâm sàng và xét nghiệm sinh hóa thường quy thì việc xét nghiệm tế bào học cần được áp dụng để chẩn đoán nguyên nhân được chính xác, đặc biệt đối với các trường hợp lâm sàng nghi ngờ ung thư, có thể lặp lại xét .
đang nạp các trang xem trước