TAILIEUCHUNG - Vị thế biển Đông - Lê Đức An, Trần Đức Thạnh
Bài viết phân tích vị thế biển Đông trên bản đồ Châu Á và thế giới theo 3 tiêu chí: vị thế tự nhiên, vị thế địa kinh tế và vị thế địa chính trị. Qua đó khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường biển Đông có hiệu quả. | 75 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (90) . 2012 BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM VỊ THẾ BIỂN ĐÔNG Lê Đức An*, Trần Đức Thạnh** I. Giới thiệu chung Vị thế của biển Đông, trong đó vùng biển Việt Nam chiếm gần 1/3 về diện tích, có thể được hiểu một cách đơn giản là “chỗ đứng” của biển Đông trên bình đồ châu Á và thế giới về các mặt tự nhiên, kinh tế-xã hội, cũng như chính trị-quân sự. Nghiên cứu và đánh giá các lợi ích mà vị thế đó có thể mang lại chính là nghiên cứu về tài nguyên vị thế của biển Đông. Biển Đông nằm ở phía đông nam lục địa châu Á, thuộc hệ thống biển rìa Tây Thái Bình Dương (Ôkhốt, Nhật Bản, Hoa Đông.), là một biển nửa kín, được bao quanh về phía đông và nam bởi các quần đảo Philippines, Indonesia, qua các eo biển nối với Thái Bình Dương ở phía bắc và đông, và với Ấn Độ Dương ở phía nam. Biển Đông có diện tích , độ sâu trung bình , thuộc khí hậu nhiệt đới và xích đạo, phía bắc được giới hạn bởi vĩ tuyến 25o10’B, còn ranh giới phía cực nam đến vĩ tuyến 2o03’N; và mở rộng đến phía tây của kinh tuyến 100oĐ và đến phía đông của kinh tuyến 120oĐ. Bao quanh biển Đông có 10 nước và vùng lãnh thổ là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Brunei, Philippines và Đài Loan. Để thấy được tầm cỡ của biển Đông trong hệ thống các biển nửa kín của thế giới có thể đưa ra một số số liệu so sánh sau đây (bảng 1). Bảng 1: Vài số liệu chung về biển Đông và một số biển khác Khí hậu Diện tích (triệu km2) Độ sâu trung bình (m) Tài nguyên Số nước bao quanh Quy mô giao thông Mức độ tranh chấp Bêrinh (Bering) Ôkhốt (Okhotsk) Nhật Bản Cận cực Ôn đới Ôn đới 2,3 1,6 1,0 2,9 (2,5) 2,7 3,5 821 Hải sản, dầu khí 2 (2 châu) Quốc gia, liên .
đang nạp các trang xem trước