TAILIEUCHUNG - Đề tài: Bình luận về quan điểm cho rằng: "Quyền con người có tính giai cấp; Quyền con người vừa có tính phổ quát, vừa có tính đặc thù"
Quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng chỉ đơn giản họ là con người. Do đó, các quyền con người không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp tầng lớp , tổ chức cộng đồng hay nhà nước nào. | BÀI KIỂM TRA Học viên: Nguyễn Lập Đức Đề bài: Bình luận về quan điểm cho rằng: - Quyền con người có tính giai cấp - Quyền con người vừa có tính phổ quát, vừa có tính đặc thù Bài làm: 1. Quyền con người có tính giai cấp ? Quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng chỉ đơn giản họ là con người. Do đó, các quyền con người không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp tầng lớp , tổ chức cộng đồng hay nhà nước nào . Vì vậy không một chủ thể nào, kể cả nhà nước có thể ban phát hay tước bỏ quyền con người bẩm sinh. Thừa nhận điều đó, Điều 1 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948 đã khẳng định: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền. Mọi người đều được tạo hóa ban cho lý trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em. Điều đó cũng thể hiện tính chất căn bản của quyền con người đó là tính phổ quát. Tính phổ quát của quyền con người thể hiện ở chỗ quyền con người là bẩm sinh, vốn có của con người được áp dụng bình đẳng cho tất cả con người trên trái đất , không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì, chẳng hạn về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân. Điều đó cũng có ý nghĩa quyền con người cần được tôn trọng, bảo vệ và thực thi ở các quốc gia, với các chế độ chính trị khác nhau, dù đơn đảng hay đa đảng, dù nhất nguyên hay đa nguyên là như nhau. (Ví dụ: Các quốc gia trên thế giới đều cần thực thi nghiêm túc quyền không bị tra tấn). Có ý kiến cho rằng quyền con người có tính giai cấp. Giải thích về quan điểm này, có thể lý giải từ hai góc độ: Thứ nhất, lịch sử đấu tranh giải phóng con người, cải tạo xã hội trong xã hội có giai cấp là lịch sử các cuộc đấu tranh giai cấp. Quyền con người là thành quả của các cuộc đấu tranh đó. Vì vậy, quyền con người không thể không mang tính giai cấp Thứ hai, xuất phát từ học thuyết pháp lý, quyền con người không phải là những gì bẩm sinh, vốn có một cách tự .
đang nạp các trang xem trước