TAILIEUCHUNG - Giá trị sử dụng của chi riềng (Alpinia) và sa nhân (Amomum) thuộc họ gừng (Zingiberaceae) ở Bắc Trung Bộ

Trong quá trình nghiên cứu 2 chi Riềng (Alpinia) và Sa nhân (Amomum) ở khu vực này, chúng tôi đã đánh giá được giá trị sử dụng nhằm cung cấp thêm những dẫn liệu của các loài ở đây nói riêng và Việt Nam nói chung, góp phần khai thác và sử dụng một cách hợp lý. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CHI RIỀNG (Alpinia) VÀ SA NHÂN (Amomum) THUỘC HỌ GỪNG (Zingiberaceae) Ở BẮC TRUNG BỘ LÊ THỊ HƢƠNG Trường Đại học Vinh TRẦN THẾ BÁCH Viện Sinh thái và Tài ngu ên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam NGUYỄN QUỐC BÌNH Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Trên thế giới, chi Riềng (Alpinia) có khoảng 230 loài và chi Sa nhân (Amomum) có khoảng 150 loài và đây là 2 chi lớn của họ Gừng (Zingiberaceae). Chúng phân bố chủ yếu ở Nam và Đông Nam châu Á, châu Úc, một số loài mở rộng đến vùng ôn đới [9]. Ở Việt Nam, chi Riềng (Alpinia) có khoảng 31 loài và Sa nhân (Amomum) có khoảng 21 loài. Các loài trong 2 chi này được trồng hoặc sống dưới tán rừng, khe suối, nơi ẩm ướt, [1], [4]. Nhiều loài trong 2 chi này được sử dụng làm thuốc, làm gia vị hoặc tinh dầu chiết xuất ở các loài được ứng dụng trong các lĩnh vực y học, dược phẩm, công nghệ thực phẩm, [2], [3], [10], [11], [13], [14]. Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, trong quá trình nghiên cứu 2 chi Riềng (Alpinia) và Sa nhân (Amomum) ở khu vực này, chúng tôi đã đánh giá được giá trị sử dụng nhằm cung cấp thêm những dẫn liệu của các loài ở đây nói riêng và Việt Nam nói chung, góp phần khai thác và sử dụng một cách hợp lý. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng là các loài trong chi Riềng (Alpinia) và Sa nhân (Amomum) có giá trị sử dụng phân bố ở Bắc Trung Bộ. Mẫu vật được thu thập theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [12], việc thu thập mẫu được thực hiện từ năm 2011 đến 2015. - Định loại: Sử dụng phương pháp hình thái so sánh dựa vào các tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (2000) [4], Nguyễn Quốc Bình (2011) [1], Thực vật chí Trung Quốc (2004) [9]. - Đánh giá về giá trị sử dụng dựa vào phương pháp phỏng vấn có sự tham gia (PRA) và các tài liệu của Võ Văn Chi (2012) [2], Trần Đình Lý và cộng sự (1993) [11], Nguyễn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.