TAILIEUCHUNG - Giải bài tập Hợp chất của cacbon SGK Hóa 11

Tài liệu Giải bài tập Hợp chất của cacbon SGK Hóa 11 gồm có tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập trang 75 SGK Hóa 11 có đáp án, gợi ý phương pháp giải các bài tập trong bài học giúp các em học sinh hệ thống lại kiến thức đã học. Mời các em cùng tham khảo! | Để nắm bắt nội dung của tài liệu một cách chi tiết, mời các em cùng tham khảo đoạn trích Giải bài tập Hợp chất của cacbon SGK Hóa 11 dưới đây. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Cacbon SGK Hóa 11 A. Lý thuyết về Hợp chất của các bon. 1. CO là chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, bền với nhiệt và rất độc. CO có tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, oxit kim loại ) 2. CO2 là chất khí, không màu nặng hơn không khí, ít tan trong nước. Làm lạnh đột ngột ở -76oC, khí CO2 hóa thành khối rắn gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa. CO2 là oxit axit, có tính oxi hóa yếu (tác dụng với Mg,C) 3. Muối cacbonat không tan, hidrocacbonat bị nhiệt phân: tác dụng với dung dịch axit. B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa 11 trang 75. Bài 1. Hợp chất của cacbon (SGK Hóa 11 trang 75) Làm thế nào để loại hơi nước và khí CO2 có lẫn trong khí CO ? Viết các phương trình hóa học? Giải bài 1: Khí CO2 phản ứng với nước vôi trong, hơi nước bị giữ lại khi qua CaCl2 khan, còn CO thì không. Do đó, hỗn hợp khí qua nước vôi trong rồi qua bình đựng CaCl2 khan thì thu được CO. Ngoài ra, có thể dùng hóa chất khác nếu CO không có phản ứng với chất đó và chất đó giữ lại CO2, hơi nước. _ Bài 2. Hợp chất của cacbon (SGK Hóa 11 trang 75) Có ba chất gồm CO, HCl và SO2 đựng trong ba bình riêng biệt. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng chất khí. Viết các phương trình hóa học. Giải bài 2: Có thể thực hiện như sau: Cho hai giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch Ca(OH)2 ta thu được dung dịch A có màu hồng. Dẫn ba chất khí đó lần lượt vào ba ống nghiệm riêng biệt. Nhỏ vài giọt dung dịch A vào trong ba ống nghiệm đựng CO, HCl, SO2 Nếu có kết tủa trắng và dung dịch mất màu, đó là ống nghiệm đựng SO2. Nếu dung dịch A mất màu, đó là ống nghiệm đựng HCl. Nếu màu dung dịch không thay đổi, đó là ống nghiệm đựng CO. Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc thử khác vẫn có thể nhận .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.