TAILIEUCHUNG - Giải bài tập Điều chế khí Hiđro – Phản ứng thế SGK Hóa 8

Tài liệu "Giải bài tập Điều chế khí Hiđro – Phản ứng thế SGK Hóa 8" có kết cấu 2 phần, phần tóm tắt lý thuyết và phần hướng dẫn giải 5 bài tập trong SGK Hóa 8 trang 117 sẽ giúp các em học sinh định hướng được cách giải bài tập hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo. | Các em học sinh có thể xem qua đoạn trích Giải bài tập Điều chế khí Hiđro – Phản ứng thế SGK Hóa 8 dưới đây để nắm phương pháp giải bài tập cụ thể hơn. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Phản ứng Oxi hóa – Khử SGK Hóa 8. A. Lý thuyết: Điều chế khí hiđro – phản ứng thế 1. Trong phòng thí nghiệm, điều chế hiđro bằng tác dụng của axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) và kim loại kẽm (hoặc sắt =, nhôm). 2. Thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước. Nhận ra H2 bằng que đóm đang cháy. 3. Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa 8 trang 117: Điều chế khí hiđro – phản ứng thế Bài 1. Giải bài tập Điều chế khí Hiđro – Phản ứng thế (SGK Hóa 8 trang 117) Những phản ứng hóa học nào dưới đây có thể dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm? a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 b. 2H2O —điện phân→ 2H2 + O2 c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 Giải bài 1: Những phản ứng hóa học dưới đây có thể được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm: a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 Bài 2. Giải bài tập Điều chế khí Hiđro – Phản ứng thế (SGK Hóa 8 trang 117) Lập phương trình hóa học của phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào? a. Mg + O2 → MgO b. KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 c. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu Giải bài 2: a. 2Mg + O2 → 2MgO Phản ứng hóa hợp b. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 Phản ứng phân hủy. c. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu Phản ứng thế. Bài 3. Giải bài tập Điều chế khí Hiđro – Phản ứng thế (SGK Hóa 8 trang 117) Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí hiđro, có làm như thế được không? Vì sao? Giải bài 3: Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm nằm thẳng đứng, miệng ống nghiệm hướng lên trên vì trọng lượng khí oxi (32g) lớn hơn trọng lượng không khí (29g). Đối với khí hiđro .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.