TAILIEUCHUNG - Cua nước ngọt ở các đảo lớn của Việt Nam: Đa dạng và bảo tồn
Các đảo của Việt Nam ngoài ý nghĩa về an ninh, quốc phòng, kinh tế và xã hội còn chứa đựng những giá trị khoa học đặc sắc nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về khu hệ thủy sinh vật nước ngọt trong đó có nhóm cua. Bài viết này đưa ra kết quả nghiên cứu của tác giả về thành phần loài và tình trạng bảo tồn của các loài cua nước ngọt ở một số đảo lớn của Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 CUA NƢỚC NGỌT Ở CÁC ĐẢO LỚN CỦA VIỆT NAM: ĐA DẠNG VÀ BẢO TỒN ĐỖ VĂN TỨ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Cua nước ngọt là một trong những nhóm động vật không xương sống quan trọng nhất trong các thủy vực nước ngọt nội địa vùng châu Á. Nhóm giáp xác lớn này xuất hiện trong hầu hết các thủy vực nước ngọt từ suối vùng núi cao cho tới các sông ở vùng đất thấp và các thủy vực nhỏ khác (Yeo et al. 2008). Công trình nghiên cứu đầu tiên về cua nước ngọt ở Việt Nam là mô tả loài mới Thelphusa longipes ở Côn Đảo của A. M. Edwards (1869). Thời gian sau đó, số lượng loài cua nước ngọt được phát hiện ở Việt Nam đã tăng dần lên bởi các nhà khoa học trong và ngoài nước (MilneEdwards (1869), De Man (1898, 1904), Rathbun (1902, 1904, 1905), Balss (1914), Kemp (1923), Dang (1967, 1975, 1995), Bott (1966, 1967, 1968 a, b, 1970), Tuerkay and Naiyanetr (1987), Dang and Tran (1992), Dai (1995), Ng and Kosuge (1995), Ng (1996), Yeo and Ng (1998), Yeo & Quynh (1999), Yeo and Ng (1998 a, b, 2003, 2005, 2007), Dang and Ho (2001, 2002, 2003, 2005, 2007, 2008), Ng and Yeo (2001, 2005), Yeo and Naruse (2007), Yeo (2010), Naruse et al. (2011), Shih and Do (2014), vv. Gần đây, Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2012) đã mô tả 34 loài cua nước ngọt của Việt Nam trong cuốn sách chuyên khảo “Tôm, cua nước ngọt Việt Nam (Palaemonidae, Atyidae, Parathelphusidae, Potamidae)”. Các tác giả đã thống kê tương đối đầy đủ các loài cua đã được ghi nhận ở Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại, cũng như đưa ra nhiều bàn luận về phân loại học cua nước ngọt của Việt Nam. Tuy nhiên, do thiếu cơ sở mẫu vật, dẫn liệu và các vấn đề liên quan đến phân loại học, các tác giả trên đã không đưa vào danh sách một số loài cua nước ngọt đã được ghi nhận trước đây ở Việt Nam. Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu trước đây chưa phản ánh đúng độ đa dạng của cua nước ngọt Việt Nam, vẫn còn rất nhiều loài mới
đang nạp các trang xem trước