TAILIEUCHUNG - Giải bài tập Lưu huỳnh SGK Hóa 10
Tài liệu Giải bài tập Lưu huỳnh SGK Hóa 10 có hướng dẫn giải bài tập trang 132 lời giải chi tiết sẽ giúp các em nắm được như: tính chất oxi hoá, tính khử, phản ứng hoá học,.Mời các em cùng tham khảo để nắm rõ chi tiết. | Đoạn trích Giải bài tập Lưu huỳnh SGK Hóa 10 dưới đây sẽ gợi ý cho các em về cách giải bài tập hiệu quả nhất. Mời các các em cùng tham khảo. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Oxi - ozon SGK Hóa 10 Bài 1. Lưu huỳnh (SGK Hóa 10 trang 132) Lưu huỳnh tác dụng với axit sulfuric đặc nóng : S + H2SO4 -> 3SO2 + 2H2O Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số lưu huỳnh bị oxi hóa là A. 1 : 2. B. 1 : 3. C. 3 : 1. D. 2 : 1. Giải bài 1: Đáp án D. _ Bài 2. Lưu huỳnh (SGK Hóa 10 trang 132) Đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ? A. Cl2, O3, S. B. S, Cl2, Br2. C. Na, F2, S. D. Br2, O2, Ca. Giải bài 2: Đáp án B. _ Bài 3. Lưu huỳnh (SGK Hóa 10 trang 132) Có thể dự đoán sự thay đổi như thế nào về khối lượng riêng, về nhiệt độ nóng chảy khi giữ lưu huỳnh đơn tà (Sß) dài ngày ở nhiệt độ phòng ? Giải bài 3: Ở nhiệt độ phòng, có sự chuyển hóa từ vì vậy khi giữ Sß vài ngày ở nhiệt độ phòng thì : – Khối lượng riêng của lưu huỳnh tăng dần. – Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn. _ Bài 4. Lưu huỳnh (SGK Hóa 10 trang 132) Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,65g bột kẽm và 0,224 g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau phản ứng, người ta thu được chất nào trong ống nghiệm ? Khối lượng là bao nhiêu ? Giải bài 4: Phương trình hóa học của phản ứng: Zn + S -> ZnS 0,07 0,07 0,07 (mol) Khối lượng các chất sau phản ứng: mZn(dư) = (0,01 -0,007).65 = 0,195 gam. mZnS = 0, = 0,679g. Để tiện tham khảo nội dung tài liệu Giải bài tập Lưu huỳnh SGK Hóa 10, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên website để download về máy. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theo Giải bài tập Hiđro Sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit SGK Hóa .
đang nạp các trang xem trước