TAILIEUCHUNG - Sự phân bố hàm lượng kim loại nặng trong nước lỗ rỗng trong trầm tích tại một số điểm thuộc hệ thống sông tỉnh Hải Dương

Bài viết này đã tập trung vào xác định hàm lượng kim loại nặng trong nước lỗ rỗng trong trầm tích tại 12 điểm trên các sông lớn nhỏ khác nhau thuộc tỉnh Hải Dương vào 2 đợt khác nhau bằng thiết bị peeper để xác định được sự phân bố hàm lượng các kim loại nặng Fe, Mn, Zn, Co, Cu, Cd, Cr, Pb, Ni trong trong môi trường nước lỗ rỗng trong trầm tích sông. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 32, Số 4 (2016) 151-160 Sự phân bố hàm lượng kim loại nặng trong nước lỗ rỗng trong trầm tích tại một số điểm thuộc hệ thống sông tỉnh Hải Dương Vũ Huy Thông1,2, Nguyễn Văn Linh1, Phạm Bá Lịch1, Trịnh Anh Đức3, Tạ Thị Thảo1,* 1 Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội 2 Bộ môn Khoa học Cơ bản, Trường Đại học Phòng cháy chữa Cháy, Hà Nội 3 Viện Hóa học, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam Nhận ngày 08 tháng 7 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 09 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Sự phát triển của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại tỉnh Hải Dương đã phát thải các kim loại nặng vào nguồn nước mặt, tích lũy lại ở trầm tích và phát tán trở lại vào môi trường nước theo thời gian. Do vậy, nghiên cứu này đã tập trung vào xác định hàm lượng kim loại nặng trong nước lỗ rỗng trong trầm tích tại 12 điểm trên các sông lớn nhỏ khác nhau thuộc tỉnh Hải Dương vào 2 đợt khác nhau bằng thiết bị peeper để xác định được sự phân bố hàm lượng các kim loại nặng Fe, Mn, Zn, Co, Cu, Cd, Cr, Pb, Ni trong trong môi trường nước lỗ rỗng trong trầm tích sông. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng kim loại trong nước lỗ rỗng khá cao, nhất là các kim loại Fe, Mn, Zn (cỡ ppm) trong đó nồng độ trung bình của Fe tại tất cả các điểm gấp 1,39 lần so với QCVN 08/2008 mức B1, các kim loại Pb, Cd, Co, Ni, Cr có hàm lượng thấp, đều chưa vượt quá 50 ppb. Các điểm được cho là tích lũy lượng lớn Cu, Pb, Zn trong trầm tích là khu vực gần cống xả thải nhà máy, đập nước. Đánh giá kết quả phân tích qua hệ số tương quan Pearson (R) cho thấy một số cặp kim loại có mối tương quan thuận rất cao, luôn có xu hướng liên kết với nhau trong môi trường trầm tích như Fe-Mn, Co-Fe, Cd-Pb. Xác định hàm lượng kim loại trong nước mặt theo độ sâu cũng cho thấy kim loại thường tích tụ nhiều tại lớp nước đáy tiếp xúc với bề mặt trầm tích, nhóm Fe, Mn, Zn có nồng độ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.