TAILIEUCHUNG - Tôn giáo - vấn đề lí luận và thực tiễn Sắc lệnh về vấn đề tôn giáo - một dấu mốc quan trọng về quan điểm, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Tôn giáo
Sắc lệnh về vấn đề tôn giáo "nên một cách rõ ràng và toàn diện những chủ trương cụ thể để đảm bảo quyền tự do ấy của người dân, Sắc lệnh chẳng những mau chóng đi vào cuộc sống, được các tôn giáo phấn khởi đón nhận. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2012 3 Tôn giáo - vấn đề lí luận và thực tiễn SắC LệNH Về VấN Đề TÔN GIáO - MộT DấU MốC QUAN TRọNG Về QUAN ĐIểM, ĐƯờNG LốI CHíNH SáCH CủA ĐảNG CộNG SảN VIệT NAM ĐốI VớI TÔN GIáO Nguyễn Hồng Dương(*) S au khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, một trong những công việc quan trọng là Nhà nước ban hành Hiến pháp, xác định thể chế Nhà nước, công bố nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. Sau một thời gian chuẩn bị khẩn trương, nghiêm túc và khoa học, Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua ngày 8/11/1946. Nghĩa vụ và quyền lợi của công dân được Hiến pháp quy định: “Chương II: Nghĩa vụ và quyền lợi của công dân Mục B: Quyền lợi Điều 10, Công dân có quyền tự do tín ngưỡng(1). Nhưng sau đó không lâu, Thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam. Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến. Bởi sau một thời gian ngắn tái chiếm Việt Nam, Thực dân Pháp dựng lên chính phủ bù nhìn. Trên thực tế, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mất vai trò quản lí đất nước. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có điều kiện để thực hiện quyền công dân về tự do tín ngưỡng. Vì vậy sau khi Miền Bắc được giải phóng, trong bộn bề công việc, đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua cơ quan lập pháp của Nhà nước sớm có một văn bản pháp luật quy định về vấn đề tôn giáo, một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra lúc bấy giờ. Trong kì họp thứ 4, Quốc hội Khóa I, từ ngày 20-26/3/1955, 6 nguyên tắc về chính sách bảo đảm tự do tín ngưỡng, được Chính phủ đề nghị thông qua. Quốc hội Sáu nguyên tắc đó là: 1 - Mọi người công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng. Các nhà tu hành được tự do giảng đạo ở trong cơ quan tôn giáo. Các tín đồ được tự do lễ bái. Sách báo, tài liệu về tôn giáo được xuất bản theo đúng luật lệ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. *. PGS. TS., Viện Nghiên cứu Tôn .
đang nạp các trang xem trước