TAILIEUCHUNG - Trang phục hoàng hậu - phi tần trên nhóm tượng cổ chùa Mật Sơn - Thanh Hoá
Nước Việt Nam với lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, trải qua bao cơn binh lửa, khi thì các triều đại hưng vong, phế truất lẫn nhau, khi thì chịu ách đô hộ của giặc ngoại xâm nên không tránh khỏi sự huỷ diệt về văn hoá. | Nguy n Th Thu Hš: Trang ph c hošng h u - phi t n. 28 TRANG PHỤC HOÀNG HẬU - PHI TẦN TRÊN NHÓM TƯỢNG CỔ CHÙA MẬT SƠN THANH HOÁ T. NGUY N TH THU HÀ* ối với một họa sỹ thiết kế phục trang cho những tác phẩm sân khấu - điện ảnh đương đại mang đề tài lịch sử thì việc tìm hiểu vấn đề trang phục dân tộc qua các triều đại quân chủ chuyên chế Việt là rất khó khăn, bởi nhiều nguyên nhân: do hoàn cảnh lịch sử với bao thăng trầm của đất nước, cũng như những lề luật, lễ giáo xưa, khiến cho vấn đề trang phục dù là dân gian hay cung đình cũng hầu như ít được lưu tâm tới trong những cứ liệu thành văn của nền học vấn chính thống nước ta thời quân chủ chuyên chế. Nước Việt Nam với lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, trải qua bao cơn binh lửa, khi thì các triều đại hưng vong, phế truất lẫn nhau, khi thì chịu ách đô hộ của giặc ngoại xâm nên không tránh khỏi sự huỷ diệt về văn hoá. Các triều đại quân chủ chuyên chế Việt xưa mỗi khi lên thay thế một triều đại cũ, thường xoá bỏ, hạn chế các dấu tích của thời trước để xây dựng, khẳng định triều đại mới. Ngoài hạn chế lịch sử giữa các triều đại thì nạn ngoại xâm đã tàn phá đất nước ta không chỉ về mặt con người và vật chất mà còn gây ra tội ác cho nền văn hoá. Do vậy, để có một sợi chỉ vàng xuyên suốt lịch sử Việt Nam về trang phục dân tộc, đặc biệt là trang phục của mỗi triều đại quân chủ chuyên chế là điều hầu như không thể, thậm chí có những giai đoạn đã bị xoá trắng hoàn toàn. Trên con đường tìm về những hình ảnh đẹp của các bậc tiền nhân, chùa Mật Sơn - Thanh Hoá với nhóm tượng thờ vua Lê Thần Tông và các bà hoàng hậu - phi tần là một kho dữ liệu đặc sắc, tiêu biểu và Đ * Đ i h c Sân kh u - Đi n nh Hà N i quý giá về trang phục nữ trong cung đình thế kỷ XVII. Sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: “Có một tên chùa nữa là chùa Mật Sơn, ở núi Ngọc Nữ, xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá, trông ra kênh Vi, vua Lê Thần Tông lên chơi núi, sai dựng tượng vua, nhân dân sở tại thờ”1. Theo PGS. TS. Lê Văn Tạo (Hiệu .
đang nạp các trang xem trước