TAILIEUCHUNG - Vài nét về tục gửi giỗ của cư dân Thăng Long - Hà Nội (qua khảo sát văn bia)

Trong các loại văn khắc đang lưu giữ, bia gửi giỗ chiếm số lượng khá lớn so với các loại bia khác (54%). Nhìn đại thể, đây chỉ là loại bia có tính chất làm bằng chứng giao kèo giữa bên gửi giỗ và bên nhận tiền kèm theo những qui định cụ thể trong ngày cúng giỗ. | Nguy n Dožn TuŽn - Nguy n Th Thanh: Vši n˙t v t c g i gi . VÀI NÉT VỀ TỤC GỬI GIỖ CỦA CƯ DÂN THĂNG LONG - HÀ NỘI (QUA KHẢO SÁT VĂN BIA) 64 TS. NGUY N DOÃN TUÂN - THS. NGUY N TH THANH* rong kho Hán Nôm của Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội hiện đang lưu giữ trên thác bản văn khắc, bao gồm: bia, chuông, khánh của 14 quận (huyện) thuộc Hà Nội cũ. Chỉ tính riêng hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận1, con số đó là 947 văn bia2. Đây là nguồn sử liệu rất quí và quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, bởi nó phản ánh bức tranh toàn cảnh của xã hội dưới góc nhìn lịch sử từ thể loại bi kí. Trong các loại văn khắc đang lưu giữ, bia gửi giỗ chiếm số lượng khá lớn so với các loại bia khác (54%). Nhìn đại thể, đây chỉ là loại bia có tính chất làm bằng chứng giao kèo giữa bên gửi giỗ và bên nhận tiền kèm theo những qui định cụ thể trong ngày cúng giỗ. Tuy nhiên, nội dung của những tấm bia này lại phản ánh rất nhiều về tư tưởng, văn hóa, phong tục, tập quán, kinh tế của đời sống xã hội đương thời. 1. Vài nét về tục gửi giỗ Tục gửi giỗ nảy sinh từ nhu cầu trong cuộc sống- mong muốn sau khi qua đời được hưởng sự thờ cúng mãi mãi. Đối tượng gửi giỗ thường là những người không có con trai nối dõi, người độc thân, người cô đơn không nơi nương tựa. Tuy nhiên, cũng có người lại xin gửi giỗ vào đình, chùa với quan niệm mong cho con cháu sau này làm ăn phát đạt, gặp nhiều sự tốt lành trong cuộc sống. Tục gửi giỗ còn bắt nguồn từ quan niệm “trần sao âm vậy”. T * Ban Qu n lý Di tích và danh th ng Hà N i Ngày giỗ trở thành một ngày rất quan trọng trong tín ngưỡng của người Việt. Trong xã hội quân chủ chuyên chế, với quan niệm có phần trọng nam khinh nữ - “con gái là con người ta”, nên người xưa, nếu không có con trai thì sẽ bị coi là “tuyệt tự”. Vì thế, khi cha mẹ qua đời, chỉ con trai mới được thờ cúng bố mẹ, còn con gái khi đã xuất giá theo chồng sẽ không được thờ cúng cha mẹ tại nhà chồng. Chính vì lẽ đó mà tục gửi giỗ cho bản thân và cha mẹ,

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.