TAILIEUCHUNG - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá trong xu thế giao lưu hội nhập, bài học nhìn từ một số quốc gia Châu Á
Di sản văn hóa là hệ giá trị cơ bản và trọng yếu, bền vững theo thời gian trong văn hóa của mỗi dân tộc. Di sản văn hoá là nơi lưu trữ kiên cố bản sắc dân tộc, đồng thời là cơ sở tiền đề quan trọng để sáng tạo những giá trị văn hoá mới của xã hội hiện đại. Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, giao lưu văn hoá sôi động, phức tạp, đa chiều trên phạm vi toàn thế giới đang đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nhân loại, đòi hỏi các quốc gia phải xử lý một cách hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống với quá trình tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. | 38 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ TRONG XU THẾ GIAO LƯU HỘI NHẬP, BÀI HỌC NHÌN TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á TS. NGUYễN TOÀN THẮNG* 1. Di sản văn hoá - tài sản văn hoá vô giá của dân tộc Di sản văn hóa là hệ giá trị cơ bản và trọng yếu, bền vững theo thời gian trong văn hóa của mỗi dân tộc. Di sản văn hoá là nơi lưu trữ kiên cố bản sắc dân tộc, đồng thời là cơ sở tiền đề quan trọng để sáng tạo những giá trị văn hoá mới của xã hội hiện đại. Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, giao lưu văn hoá sôi động, phức tạp, đa chiều trên phạm vi toàn thế giới đang đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nhân loại, đòi hỏi các quốc gia phải xử lý một cách hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống với quá trình tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Theo quan niệm của UNESCO, di sản văn hóa bao gồm hai loại: - Thứ nhất, di sản “văn hóa vật thể” (tangible culture) là những sản phẩm văn hóa hữu hình, tồn tại dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu sắc và kiểu dáng , tồn tại trong không gian và thời gian xác định. Di sản văn hóa vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử xã hội rõ rệt. Văn hóa vật thể được khách thể hóa và tồn tại như một thực thể ngoài bản thân con người. Di sản văn hóa vật * Viện Văn hoá và phát triển, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh thể luôn chịu sự thách thức bào mòn của quy luật thời gian trong những tác động, chi phối của con người. Di sản văn hóa vật thể luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với nguyên gốc. Hiện nay, vấn đề bảo tồn di sản văn hóa vật thể đang gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có công nghệ kỹ thuật cao mới có thể bảo tồn hoặc phục nguyên như cũ. - Thứ hai, di sản “văn hóa phi vật thể” (intangible culture) là dạng thức tồn tại của văn hóa tiềm ẩn trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành vi ứng xử của con người và thông qua các hoạt động của con .
đang nạp các trang xem trước