TAILIEUCHUNG - Điều tra phân bố và đánh giá chất lượng nguồn gen hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson) phục vụ công tác bảo tồn và phát triển ở Việt Nam
Bài viết đã tiến hành điều tra sự phân bố của hà thủ ô đỏ ở một số điểm thuộc 8 tỉnh miền núi phía Bắc gồm Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, trong đó đã ghi nhận được một số điểm phân bố tập trung của Hà thủ ô ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Lào Cai. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 1 (2017) 24-31 Điều tra phân bố và đánh giá chất lượng nguồn gen hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson) phục vụ công tác bảo tồn và phát triển ở Việt Nam Phạm Thanh Huyền*, Nguyễn Thị Hà Ly Viện Dược liệu, Bộ Y tế, 3B Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội Nhận ngày 10 tháng 2 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 4 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 6 năm 2017 Tóm tắt: Hà thủ ô đỏ (HTOĐ) là một trong những vị thuốc quí của y học cổ truyền Việt Nam, thường được sử dụng nhằm điều trị các bệnh như trầm cảm, thiếu máu, rụng tóc, táo bón. Cây thuốc quý này hiện được trồng tại một số vùng như: Hà Giang, Quảng Ninh, Hà Nội, Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát tại một số điểm thuộc 8 tỉnh và thành phố, qua đó đã xác định được một số điểm phân bố tập trung của hà thủ ô đỏ là xã Bản Xèo, huyện Bát Xát; xã Sa Pả, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai; Phó Bảng (huyện Đồng Văn), huyện Xín Mần, xã Quyết Tiến (huyện Quản Bạ), tỉnh Hà Giang; Xã Loong Hẹ, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng 17 mẫu dược liệu HTOĐ thu thập được dựa trên sự so sánh về hàm lượng hoạt chất chính 2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-Dglucosid (THSG). Kết quả thu được cho thấy hàm lượng THSG khác nhau rõ rệt ứng với từng vùng. Kết quả của nghiên cứu này nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho việc lựa chọn vật liệu nhân giống nhằm bảo tồn và mở rộng vùng trồng HTOĐ ở Viêt Nam. Từ khóa: Phân bố, chất lượng nguồn gen, Hà thủ ô đỏ, Fallopia multiflora. 1. Đặt vấn đề * Hiện nay, nhu cầu về dược liệu hà thủ ô đỏ là khá lớn, song chủ yếu dược liệu được nhập khẩu từ nước ngoài. Nguồn dược liệu Hà thủ ô đỏ trong nước chủ yếu từ khai thác tự nhiên đang dần trở nên cạn kiệt [5, 7]. Do vậy việc xác định được sự phân bố và chất lượng nguồn gen Hà thủ ô đỏ làm cơ sở cho việc nhân giống và trồng trọt tạo nguyên liệu làm thuốc sẽ có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn. Tiêu chí đánh giá chất
đang nạp các trang xem trước