TAILIEUCHUNG - Năng lực động – hướng tiếp cận mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Nội dung chính của bài báo này trình bày lý thuyết về năng lực động, các thành phần cơ bản của năng lực động và sự cần thiết phải nâng cao năng lực động để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong bối cảnh ở VN hiện nay chưa có nghiên cứu nào về năng lực động của doanh nghiệp nhỏ và vừa, bài báo này sẽ làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này. | Tạo Lợi Thế Phát Triển Và Cạnh Tranh Cho DNNVV Năng lực động – hướng tiếp cận mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ThS. Nguyễn Trần Sỹ C ác doanh nghiệp nhỏ và vừa có đặc điểm là nguồn lực bị giới hạn và thường đối mặt với áp lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, chính áp lực này đã đe dọa sự tồn tại của nó. Nếu so sánh, tỷ lệ thất bại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn cao hơn các doanh nghiệp lớn. Nội dung chính của bài báo này trình bày lý thuyết về năng lực động, các thành phần cơ bản của năng lực động và sự cần thiết phải nâng cao năng lực động để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong bối cảnh ở VN hiện nay chưa có nghiên cứu nào về năng lực động của doanh nghiệp nhỏ và vừa, bài báo này sẽ làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này. Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, áp lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh, năng lực động. 1. Giới thiệu Theo một số học giả, doanh nghiệp nhỏ và vừa là nguồn lực chính của lợi thế cạnh tranh và phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia đang phát triển (Crossan và Apaydin, 2009; Dess và Picken, 2000; Donner, 2007; Kotelnikov, 2007; Wang và Ahmed, 2004). Theo Duan và các cộng sự (2002) doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa có đặc điểm là nguồn lực bị giới hạn và thường đối mặt với áp lực cạnh tranh, áp lực này đe dọa sự tồn tại của nó (Cragg và các cộng sự, 2006; Di Maria và Micelli, 2008; Eikebrokk và Olsen, 2007; Parida và các cộng sự, 2009; Pavic và các cộng sự, 2007; Pillania, 2008). Hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa đều đối mặt với nhiều thách thức như: công nghệ, cải tiến sản phẩm, nhu cầu của khách hàng và mong muốn tồn tại một cách linh động (Abor và Quartey, 2010; Parida, 2008). Nếu so sánh, tỷ lệ thất bại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn cao hơn các doanh nghiệp lớn (Terziovski, 2010). Do đó, trong bối cảnh mức độ cạnh .
đang nạp các trang xem trước