TAILIEUCHUNG - Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7,8 trang 162,163 SGK Hóa 10

Tài liệu hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7,8 trang 162,163 SGK Hóa 10 cân bằng hoá học gồm có các nội dung như: khái niệm cân bằng hoá học, sự chuyển dịch cân bằng, hệ cân bằng,.Mời các em cùng tham khảo! | Nhằm giúp các em học sinh dễ dàng tiếp cận với nội dung của tài liệu, mời các em cùng tham khảo đoạn trích “Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7,8 trang 162,163 SGK Hóa 10: Cân bằng hóa học” dưới đây. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập "Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 153,154 SGK Hóa 10" Bài 1. (SGK Hóa 10 trang 162) Ý nào sau đây là đúng: A. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học. B. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại. C. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học. D. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở hai vế của phương trình phản ứng phải bằng nhau. Giải bài 1: C đúng. Bài 2. (SGK Hóa 10 trang 162) Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: 2SO2 (k) + O2(k) ⇔ 2SO3 (k) ∆H < 0 Yếu tố nào sau đây không làm nồng độ các chất trong hệ cân bằng biến đổi? A. Biến đổi nhiệt độ. B. Biến đổi áp suất. C. Sự có mặt chất xúc tác. D. Biến đổi dung tích của bình phản ứng. Giải bài 2: C. Sự có mặt chất xúc tác. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuân và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau. Do vậy, chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng hóa học hay không làm nồng độ các chất trong cân bằng biến đổi. Bài 3. (SGK Hóa 10 trang 163) Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động? Giải bài 3: – Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuân nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. – Cân bằng hóa học là cân bằng động vì: ở trạng thái cân bằng không phải là phản ứng dừng lại, mà là phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra, nhưng tốc độ bằng nhau (Vth = Vngh). Điều này có nghĩa là trong một đơn vị thời gian số mol chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo phản ứng thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch. Do đó cân bằng hóa học là cân bằng động. Bài 4. (SGK Hóa 10 trang 163) Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.