TAILIEUCHUNG - So sánh mức độ nhiễm sâu hại chính trên các giống lúa ngắn ngày sản xuất vụ mùa cực sớm tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
Để có quỹ đất phát triển các cây vụ Đông, ở tỉnh Thanh Hóa bà con nông dân chú trọng đến gieo trồng các giống lúa ngắn ngày vụ Mùa cực sớm. Tuy nhiên, sử dụng giống lúa gieo trồng sớm thường xuyên bị các loại dịch hại làm giảm năng suất, chất lượng. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 34. 2017 SO SÁNH MỨC ĐỘ NHIỄM SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÁC GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY SẢN XUẤT VỤ MÙA CỰC SỚM TẠI HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA Lê Văn Ninh1, Trần Thị Mai2, Lê Thị Hƣờng3 TÓM TẮT Để có quỹ đất phát triển các cây vụ Đông, ở tỉnh Thanh Hóa bà con nông dân chú trọng đến gieo trồng các giống lúa ngắn ngày vụ Mùa cực sớm. Tuy nhiên, sử dụng giống lúa gieo trồng sớm thường xuyên bị các loại dịch hại làm giảm năng suất, chất lượng. Việc bổ sung những giống lúa ngắn ngày, ít bị nhiễm các loài sâu hại để gieo trồng vụ mùa tại tỉnh Thanh Hóa đang là yêu cầu của thực tiễn sản xuất đặt ra. Ở các giống lúa khác nhau, tình hình phát sinh phát triển các loài sâu hại cũng khác nhau. Sâu Cuốn Lá Nhỏ và Bọ Trĩ xuất hiện sớm, nhưng trên giống lúa Khang Dân các đối tượng thường gây hại nặng hơn các giống lúa khác, giống lúa Hồng Đức 9 thì mật độ sâu xuất hiện thấp hơn và tỷ lệ bị hại nhẹ hơn. Đối tượng sâu gây hại nặng nhất là Sâu Đục Thân 2 chấm, tỷ lệ hại nặng nhất là giai đoạn lúa trỗ, giống lúa bị Sâu Đục Thân gây hại nặng là Khang Dân 18, tỷ lệ hại là 15,2%, giống lúa bị hại nhẹ nhất là Hồng Đức 9 cũng lên đến 9,3%. Từ khóa: Sâu hại chính, giống lúa mùa sớm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa trong những năm gần đây cây vụ Đông rất phát triển, đƣa lại nguồn thu nhập lớn cho ngƣời nông dân. Để có quỹ đất phát triển các cây vụ Đông, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bà con nông dân chú trọng đến gieo trồng các giống lúa ngắn ngày, gieo trồng vụ Mùa cực sớm. Tuy nhiên, sử dụng giống lúa gieo trồng sớm thƣờng xuyên bị các loại dịch hại làm giảm năng suất, chất lƣợng. Việc bổ sung những giống lúa ngắn ngày, ít bị nhiễm các loài sâu hại để gieo trồng vụ Mùa tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa dần đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất đặt ra. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “So sánh mức độ nhiễm sâu hại chính trên các giống lúa ngắn ngày sản xuất vụ Mùa sớm tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá” 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP .
đang nạp các trang xem trước