TAILIEUCHUNG - Khác biệt giới trong nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý về bạo hành trẻ em hiện nay
Bài viết Khác biệt giới trong nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý về bạo hành trẻ em hiện nay trình bày về nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý về Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay theo giới tính cùng một số nội dung khác. | Xã hội học số 3 (123), 2013 KHÁC BIỆT GIỚI TRONG NHẬN THỨC CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ VỀ BẠO HÀNH TRẺ EM HIỆN NAY NGUYỄN THỊ THÙY LINH* LÃ MINH TUYẾN** Ở Việt Nam, tình trạng bạo hành trẻ em khá nghiêm trọng, phức tạp, trở thành một vấn đề cấp thiết của xã hội. Theo báo cáo tình trạng trẻ em thế giới của Unicef năm 2009, hiện có khoảng 500 triệu trẻ em bị ảnh hưởng của bạo lực chiếm khoảng ¼ tổng số trẻ em trên thế giới. Đối với nước ta, tình trạng bạo lực trẻ em trong những năm gần đây diễn biến phức tạp. Trong hai năm 2008-2009, cả nước đã xảy ra vụ (bình quân gần vụ một năm), trên 100 vụ giết trẻ em và 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em được phát hiện và xử lý, trong đó có một số vụ gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nhiều trẻ em bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô giáo, người sử dụng lao động và những người có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em đối xử một cách bạo lực. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực trẻ em, trước hết phải kể đến nhận thức của gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào đó còn bị xem nhẹ, hay nhiều thói quen, phong tục, tập quán có hại cho trẻ em chưa được các cấp, các ngành quan tâm đấu tranh loại bỏ như đánh con là việc “bình thường”. Việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời vì họ không muốn có sự “rắc rối” liên quan đến họ. Sự nguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức; đa phần những trẻ em bị ngược đãi, xâm hại và bị bóc lột có tâm lý mặc cảm, tự ti hoặc tâm lý thù hận đối với xã hội và sau này khi trưởng thành nhiều em trong số đó cũng ứng xử tương tự đối với người khác. Câu hỏi đặt ra là: đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý hiện nay có nhận thức như thế nào về quyền trẻ em và vấn đề bạo hành trẻ em? Nguyên nhân của bạo hành trẻ em hiện nay là gì? Và một số giải pháp, khuyến .
đang nạp các trang xem trước