TAILIEUCHUNG - Luật Cán bộ, công chức: những nội dung đáng chú ý nhất 2019

Luật Cán bộ, công chức và những nội dung đáng chú ý nhất 2018 Cuối năm 2008, Quốc hội đã thông qua Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức và sắp xếp những vấn đề liên quan đến nhân sự trong bộ máy hành chính nhà nước, phục vụ đời sống nhân dân. Dưới dây, LuatVietnam đã tổng hợp 9 điểm nổi bật, đáng chú ý của Luật Cán bộ, công chức 2008. | Luật Cán bộ, công chức: những nội dung đáng chú ý nhất 2019 Ngày 14 tháng 2 năm 2019 Luật Cán bộ, công chức: những nội dung đáng chú ý nhất 2019 Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 đã được Quốc hội thông qua từ ngày 13/11/2008. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức và sắp xếp những vấn đề liên quan đến nhân sự trong bộ máy hành chính nhà nước, phục vụ đời sống nhân dân. Dưới dây, LuatVietnam đã tổng hợp 9 điểm nổi bật, đáng chú ý của Luật Cán bộ, công chức 2008. Luật Cán bộ, công chức và những nội dung đáng chú ý nhất 2019 1. Cán bộ, công chức khác nhau thế nào? 2. Chế độ tập sự của công chức 3. Lương của cán bộ, công chức 4. Đánh giá cán bộ, công chức 5. Văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức 6. Giáng chức với công chức 7. Những điều cấm đối với cán bộ, công chức 8. Về thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ, công chức 9. Về chế độ nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức Tham khảo 1. Cán bộ, công chức khác nhau thế nào? Cán bộ và công chức là hai khái niệm thường gặp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Theo Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008, cán bộ và công chức được giải thích như sau: - Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh và cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. - Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; thuộc Công an nhân dân và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. . . 2. Chế độ tập sự của công chức Đối tượng phải thực hiện chế độ tập sự: Theo nội dung Điều 40 Luật Cán bộ, công chức 2018 và cụ thể hơn tại Điều 20 Nghị định 24/2010/NĐ-CP thì người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.