TAILIEUCHUNG - Bước đầu nghiên cứu cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Bài viết phân tích cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài quá 5 luồng di cư từ lịch sử đến hiện tại và chính sách của nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài. | BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI NGUYỄN CẢNH TOÀN * I. LỊCH SỬ CÁC LUỒNG DI CƯ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM 1. Luồng di cư thứ nhất: từ thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIX Chiến tranh, mâu thuẫn trong Triều đình, biến đổi khí hậu kéo theo bão lụt, mất mùa và đói kém đã dẫn đến di cư của người Việt tị nạn hoặc tìm cơ hội làm ăn tại Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc và một số nước châu Âu. Lịch sử đã ghi lại vào khoảng năm 1225-1226, sau những biến cố thăng trầm của thời Lý-Trần, để tránh thảm họa có thể đến với dòng tộc, Lý Long Tường đã cùng một số tôn thất chọn cuộc di cư ra khỏi đất nước, chấp nhận cuộc sống lưu vong. Họ tổ chức một cuộc vượt biển và tới bán đảo Triều Tiên. Nhiều người trong dòng họ nhà Lý của Việt Nam, trong đó có Hoàng tử Lý Long Tường đã lên thuyền vượt biển đến huyện Ủng Tân, Hàn Quốc hiện nay1. Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam cùng cộng sự đã tiến hành so sánh, đối chiếu tư liệu ở Hàn Quốc với tư liệu Việt Nam đã xác định rằng, Lý Long Tường là Hoàng tử, con vua Lý Anh Tông, em vua Lý Cao Tông và là chú vua Lý Huệ Tông Lý Long Tường khi vừa trưởng thành gặp lúc triều Lý đang buổi suy vong, Hoàng triều có quá nhiều biến cố dẫn đến sự sụp đổ của nhà Lý (1009 – 1225). Hạm đội của vị Hoàng tử trẻ tuổi đi về phía Đông, lênh đênh trên biển bão tố để khi cập bến cảng huyện Ủng Tân, Cao Ly với quân số chỉ còn một nửa. Vua nước Cao Ly đón nhận vị Hoàng tử nước Đại Việt đến từ phương Nam như một sứ giả của hòa bình. Họ Lý được vua Cao Ly cấp cho đất đai cư trú làm ăn. Ông cùng con cháu nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống tại vương quốc Cao Ly, được nhân dân trong vùng mến trọng bởi dù vong quốc vẫn giữ được quốc phong lễ giáo Văn bia đã ghi chép: “Đời An Hiếu vương nước Cao Ly năm Quý Sửu 1253 đại quân Mông Cổ tiến đánh quốc đô, đánh tiếp sang Ủng Tân phía Tây gây tình * 1 Nghiên cứu châu Âu. Đại cương lịch sử Việt Nam (1997), Nxb. Giáo dục, tập 1. 60 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 2/2011 thế nguy .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.