TAILIEUCHUNG - Đặc điểm trẻ tứ chứng fallot được phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 11-2007 đến 05-2010
Mục đích của đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở các giai đoạn tiền phẫu, trong phẫu thuật, hậu phẫu và kết quả sau phẫu thuật một tháng của các trường hợp tứ chứng fallot được sửa chữa hoàn toàn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 ĐẶC ĐIỂM TRẺ TỨ CHỨNG FALLOT ĐƯỢC PHẪU THUẬT SỬA CHỮA HOÀN TOÀN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 11-2007 ĐẾN 05-2010 Phan Cao Minh*, Huỳnh Thị Duy Hương** TÓMTẮT Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở các giai đoạn tiền phẫu, trong phẫu thuật, hậu phẫu và kết quả sau phẫu thuật một tháng của các trường hợp tứ chứng Fallot được sửa chữa hoàn toàn tại BV Nhi đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Từ 11-2007 đến 05-2010 phẫu thuật 45 trẻ tứ chứng Fallot tại bệnh viện Nhi đồng 1. Chẩn đoán dựa vào 2 lần siêu âm tim. Tất cả được phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn. Các biến số thu thập trong các thời điểm trước, trong, ngay sau phẫu thuật và 1 tháng sau phẫu thuật theo mẫu thống nhất. Kết quả: Có 45 trường hợp, 23 nam và 22 nữ. Tuổi trung bình 22,5±15,8 tháng, cân nặng trung bình 9,05±2,89 kg, trẻ nhỏ nhất 4,2 kg. 35,6% có Hct > 50%. Siêu âm tim cho thấy phần lớn là thông liên thất rộng đường kính trung bình là 10,78 mm, 86,7% ở phần màng; hẹp phổi nặng với chênh áp thất phải-động mạch phổi trung bình là 87 mmHg. Thời gian trung bình tuần hoàn ngoài cơ thể là 127,4±30,5 phút, của kẹp động mạch chủ là 67,5±22 phút. Tỷ lệ mở rộng buồng tống thất phải là 97,8%, mở rộng động mạch phổi không băng ngang vòng van là 75,6%, có băng ngang vòng van là 24,2%, tái tạo van động mạch phổi 1 mảnh là 26,7%. Thơi gian lưu nội khí quản là 74,7±126,3 giờ, lưu ống dẫn lưu ngực là 100,42±80,4 giờ. Thời gian hậu phẫu trung bình là 12,4±8,3 ngày. Biến chứng thường gặp là giảm cung lượng tim 53,3%, viêm phổi 44,4%, rối loạn nhịp 15,6%, chảy máu sau mổ 11,1% nhưng không phải phẫu thuật lại. Sau 1 tháng tử vong là 2,2%, thông liên thất tồn lưu nhỏ 20,5% (không phải mổ lại), hẹp phổi nặng 9,1%. Kết luận: Cần hoàn thiện kỹ năng phẫu thuật và hồi sức để giảm tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật và tỉ lệ viêm phổi hậu phẫu. Từ khóa: Tứ chứng Fallot. ABSTRACT CHARACTERISTICS OF
đang nạp các trang xem trước