TAILIEUCHUNG - Suy ngẫm về bài thơ “Xuân tứ” của Lý Bạch
“Xuân tứ” là một trong những bài thơ truyền đời của Lý Bạch. Để hiểu chân giá trị của nó, người đọc không chỉ cần hiểu biết về kiến thức ngôn ngữ, văn học mà còn cần trang bị kiến thức về lịch sử, địa lí, xã hội học và cả tâm, sinh lí học. Bài viết trên cơ sở tiếp thu ý kiến của một số học giả đi trước, phân tích sâu thêm một bước giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ, từ đó khẳng định tài hoa của thi tiên Lý Bạch. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 1 (2016) 53-57 Suy ngẫm về bài thơ “Xuân tứ” của Lý Bạch Phạm Ngọc Hàm* Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 15 tháng 06 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 07 tháng 01 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 02 năm 2016 Tóm tắt: “Xuân tứ” là một trong những bài thơ truyền đời của Lý Bạch. Để hiểu chân giá trị của nó, người đọc không chỉ cần hiểu biết về kiến thức ngôn ngữ, văn học mà còn cần trang bị kiến thức về lịch sử, địa lí, xã hội học và cả tâm, sinh lí học. Bài viết trên cơ sở tiếp thu ý kiến của một số học giả đi trước, phân tích sâu thêm một bước giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ, từ đó khẳng định tài hoa của thi tiên Lý Bạch. Từ khóa: Xuân tứ, nghệ thuật, nội dung. với hai đối tượng khác nhau. Nếu bốn câu đầu là lời tâm tình của người chinh phụ với chồng ở nơi trận mạc xa xôi thì hai câu sau lại là lời chối từ cương quyết với mọi cám dỗ, để được trọn nghĩa vẹn tình. Ngay từ tiêu đề bài thơ, “Xuân tứ” đã khiến người đọc phải suy ngẫm. Chữ “Xuân” mang ý nghĩa song quan, vừa là xuân của thiên nhiên, sự mở đầu tràn trề nhựa sống của một năm, vừa là tuổi trẻ phơi phới tương lai, chứa chan ước hẹn của một đời người. Các nhà thơ đa tình xưa thường gửi tình vào cảnh, chọn những tiêu đề lãng mạn, đạt được sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên như Hạ tứ, Đông tứ, Xuân tứ, Thu tứ để làm nên nhiều tuyệt tác trường tồn với thời gian. “Xuân tứ” của Lý Bạch, vừa có thể hiểu là ý xuân, vừa có thể hiểu là nỗi tương tư của mùa xuân. Theo chúng tôi, hai cách hiểu đều thống nhất, không hề mâu thuẫn với nhau. Mở đầu bài thơ là hai câu sóng đôi đối nhau: Yên thảo như bích ty, Tần tang đê lục chi. Cầm kỳ thi tửu là bốn thú vui tao nhã của người xưa. Nhắc tới bốn thú vui này, người ta thường không quên câu rượu Lưu Linh, cờ Đế Thích, thơ Lý Bạch, đàn Bá Nha. Thơ Lý Bạch đã vượt giới hạn bờ cõi quốc gia, đến với thi đàn thế .
đang nạp các trang xem trước