TAILIEUCHUNG - Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Sau gần 30 năm đổi mới, cơ cấu xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Biến đổi cơ cấu xã hội đi liền với phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc, gia tăng mạnh mẽ bất bình đẳng xã hội. Trước thực tế này, yêu cầu đặt ra là phải có chính sách quản lý, chính sách an sinh và phúc lợi phù hợp nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. | Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam. BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI NGUYỄN VĂN KHÁNH * NGUYỄN TUẤN ANH ** Tóm tắt: Sau gần 30 năm đổi mới, cơ cấu xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Biến đổi cơ cấu xã hội đi liền với phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc, gia tăng mạnh mẽ bất bình đẳng xã hội. Trước thực tế này, yêu cầu đặt ra là phải có chính sách quản lý, chính sách an sinh và phúc lợi phù hợp nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Từ khóa: Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội. 1. Mở đầu Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua hai dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển. Thứ nhất, năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới, mở đầu một giai đoạn hội nhập mới của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Trên thực tế, nền kinh tế Việt Nam đã gia tăng mức độ hội nhập quốc tế, với sự hiện diện của các công ty trên thị trường toàn cầu, các công ty đa quốc gia sản xuất hàng hoá ở Việt Nam, và giao dịch tài chính ngày càng quốc tế hoá. Đồng thời, lao động Việt Nam cũng tiến vào thị trường toàn cầu với việc ngày càng nhiều người Việt Nam đến làm việc tại các nước trên thế giới. Thứ hai, năm 2010, sau 25 đổi mới, Việt Nam từ một quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 đô la Mỹ đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp(1). Hai chỉ báo quan trọng này không chỉ chứng tỏ sự phát triển vượt bậc, toàn diện của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, mà còn chứng tỏ rằng xã hội Việt Nam còn đang chuyển biến nhanh chóng về mặt cấu trúc trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay. Thực tiễn đang đặt ra là phải nhận thức sâu sắc quá trình chuyển biến này để có chính sách, giải pháp quản lý phù hợp nhằm giữ vững ổn định xã hội và tiếp tục phát triển đất nước. Bài viết phân tích nội dung và xu hướng của sự biến đổi này và nêu ra một vài gợi ý về mặt chính sách.(1) 2. Biến đổi cơ cấu xã hội Cơ cấu xã hội hay cấu
đang nạp các trang xem trước