TAILIEUCHUNG - Cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Cùng với quá trình đổi mới đất nước, cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta cũng biến đổi rất mạnh mẽ theo hướng chuyển từ cơ cấu “hai giai cấp, một tầng lớp” sang cơ cấu hai giai cấp và nhiều tầng lớp khác nhau. Các giai cấp và các tầng lớp cũng biến đổi mạnh mẽ. Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội định hướng, phát huy những xu hướng tích cực, đồng thời hạn chế những xu hướng không mong muốn do sự biến đổi của cơ cấu xã hội giai cấp. Bài viết này đề cập đến sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. | Cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Lê Thị Hồng Nhiên1 1 Trường Chính trị Phạm Hùng, tỉnh Vĩnh Long. Email: nhientctph@ Nhận ngày 3 tháng 7 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 4 tháng 8 năm 2017. Tóm tắt: Cùng với quá trình đổi mới đất nước, cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta cũng biến đổi rất mạnh mẽ theo hướng chuyển từ cơ cấu “hai giai cấp, một tầng lớp” sang cơ cấu hai giai cấp và nhiều tầng lớp khác nhau. Các giai cấp và các tầng lớp cũng biến đổi mạnh mẽ. Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội định hướng, phát huy những xu hướng tích cực, đồng thời hạn chế những xu hướng không mong muốn do sự biến đổi của cơ cấu xã hội giai cấp. Từ khoá: Cơ cấu xã hội - giai cấp, đổi mới, sự biến đổi, Việt Nam. Phân loại ngành: Chính trị học Abstract: Together with the process of renovation, the structure of the society and classes in Vietnam has also changed dramatically from having two classes and one tier to having two classes and many tiers. Changing strongly are also the classes and tiers themselves. The Party, State and social organisations have oriented and developed the positive trends, and, at the same time, limited the unwanted ones caused by the changes of the structure. Keywords: Structure of the society and classes, renovation, change, Vietnam. Subject classification: Politics 1. Mở đầu Việt Nam đã và đang chuyển từ giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình tập trung bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; từ một xã hội khép sang một xã hội rộng mở (với phương châm sẵn sàng là bạn với tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi). Do sự chuyển 104 đổi đó nên xã hội Việt Nam cũng có sự biến đổi hết sức sâu sắc trên nhiều phương diện, trong đó có sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp. Sự biến đổi này, một mặt tác động tích cực đến công cuộc đổi mới đất nước, nhưng mặt khác cũng đặt ra nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội cần phải được giải quyết. Bài viết này đề cập đến sự .
đang nạp các trang xem trước