TAILIEUCHUNG - Mô hình cấu trúc về ý định đóng góp tri thức trên diễn đàn trực tuyến tại Việt Nam
Bài viết phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) thực hiện trên 147 mẫu thu thập từ những thành viên của các diễn đàn trực tuyến tại Việt Nam đã ủng hộ 16 trên tổng số 17 giả thuyết nghiên cứu đề xuất. Kết quả cho thấy, sử dụng và hài lòng (nhu cầu thông tin và nhu cầu giải trí), vốn xã hội (vốn nhận thức và vốn quan hệ) đều có tác động tích cực lên thái độ cũng như cảm nhận về diễn đàn trực tuyến (tính đam mê và tính ảnh hưởng) có ảnh hưởng dương lên ý định đóng góp tri thức trên diễn đàn. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 3 (2017) 32-42 Mô hình cấu trúc về ý định đóng góp tri thức trên diễn đàn trực tuyến tại Việt Nam Nguyễn Mạnh Tuân*, Đặng Thái Đoàn Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Nhận ngày 16 tháng 8 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 09 tháng 9 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 9 năm 2017 Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xây dựng và kiểm định một mô hình cấu trúc về lý thuyết sử dụng và hài lòng, vốn xã hội, cảm nhận về cộng đồng ảo với thái độ hướng về diễn đàn và ý định đóng góp tri thức trên diễn đàn trực tuyến. Phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) thực hiện trên 147 mẫu thu thập từ những thành viên của các diễn đàn trực tuyến tại Việt Nam đã ủng hộ 16 trên tổng số 17 giả thuyết nghiên cứu đề xuất. Kết quả cho thấy, sử dụng và hài lòng (nhu cầu thông tin và nhu cầu giải trí), vốn xã hội (vốn nhận thức và vốn quan hệ) đều có tác động tích cực lên thái độ cũng như cảm nhận về diễn đàn trực tuyến (tính đam mê và tính ảnh hưởng) có ảnh hưởng dương lên ý định đóng góp tri thức trên diễn đàn. Ngoài ra, nghiên cứu còn nhận diện các mối quan hệ nội tại của cả ba khái niệm phức hợp là sử dụng và hài lòng, vốn xã hội và cảm nhận về cộng đồng ảo. Từ khóa: Mô hình cấu trúc, sử dụng và hài lòng, vốn xã hội, cảm nhận về cộng đồng ảo. 1. Giới thiệu ảo [4]. Malik và cộng sự (2016) cho rằng các thành viên cảm nhận được nhu cầu sử dụng của mình thì sẽ nỗ lực chia sẻ trong cộng đồng ảo tương ứng [5]. Vì vậy, lý thuyết sử dụng và hài lòng (Uses and Gratifications - U&G) - xuất phát từ lĩnh vực truyền thông, đã được áp dụng phổ biến để thể hiện nhu cầu cá nhân trong các nghiên cứu về cộng đồng ảo [6]. Mặt khác, cộng đồng ảo là một dạng mạng lưới cho phép người dùng trực tuyến chia sẻ các mối quan tâm chung về xã hội [7], do đó các nghiên cứu trên cộng đồng ảo thường dùng cách tiếp cận vốn xã hội [8]. Trong khi đó, sự kết hợp quan điểm nhu cầu cá nhân và .
đang nạp các trang xem trước