TAILIEUCHUNG - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam
Mục đích của Luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty luật, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty luật ở Việt Nam. | Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam Đậu Huy Giang Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số 60 38 01 07 Người hướng dẫn: TS. Đặng Vũ Huân Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Công ty luật. Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghề luật sư là một nghề đặc thù riêng, không giống như các ngành nghề kinh doanh, thương mại và dịch vụ khác. Người hành nghề luật sư không dựa trên nguồn vốn mà cần phải có kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề. Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của luật sư là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, để hỗ trợ, giúp đỡ nhau, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín trước khách hàng, các luật sư có thể hợp tác với nhau trong các tổ chức hành nghề nhất định. Pháp luật nhiều nước trên thế giới quy định hình thức hành nghề của luật sư phổ biến là văn phòng luật sư cá nhân và công ty luật. Ở một số nước như Hy Lạp, Achentina, Brazil, Thụy Sỹ, Nhật Bản hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn không được chấp nhận, vì không phù hợp với chế độ trách nhiệm vô hạn của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp. Đối với nghề luật sư ở Anh, Mỹ, thì hình thức hành nghề phổ biến là công ty hợp danh. Một số nước như Pháp, Canada, Bỉ, Singapore, Thái Lan, Đức không bắt buộc phải hành nghề dưới hình thức nhất định. Hình thức hành nghề luật sư của các nước này tương đối đa dạng, bên cạnh công ty hợp danh, các luật sư có thể chọn những hình thức kinh doanh thông thường như công ty liên doanh Ngoài ra, còn quy định luật sư có thể hành nghề độc lập, mà không cần thành lập văn phòng hay công ty. Ở Việt Nam, theo quy định của Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987, thì Đoàn luật sư vừa là tổ chức mang tính xã hội - nghề nghiệp của luật sư, vừa là nơi hành nghề của luật sư. Hình thức tổ chức này không phù hợp với tính chất của nghề luật sư, chưa phát huy được tính năng động, tự chủ của luật sư và chưa đề cao trách nhiệm của cá nhân luật sư. Sau khi Quốc hội thông qua .
đang nạp các trang xem trước