TAILIEUCHUNG - Luận văn Thạc sĩ: Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ lịch sử hình thành và phát triển những quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam. Làm sáng tỏ khái niệm, ý nghĩa này, phân tích các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới. Phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật hình sự hiện hành, thực tiễn áp dụng loại tội phạm này, nêu lên vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử. | Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam Trần Thị Thu Nam Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: TS. Trần Quang Tiệp Năm bảo vệ: 2007 Abstract: Phân tích, làm rõ lịch sử hình thành và phát triển những quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam. Làm sáng tỏ khái niệm, ý nghĩa này; phân tích các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới. Phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật hình sự hiện hành, thực tiễn áp dụng loại tội phạm này, nêu lên vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử. Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Keywords: Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Tội chứa chấp Content Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết số 08NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-05-2005 của Bộ Chính trị "Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020", Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trị "Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020", công cuộc cải cách tư pháp đã được các cấp ủy, tổ chức Đảng lãnh đạo tổ chức thực hiện với quyết tâm cao đạt được nhiều kết quả. Nhận thức và sự quan tâm của toàn xã hội đối với công tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, kết quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm mới tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc nhất. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm .
đang nạp các trang xem trước