TAILIEUCHUNG - Nâng cao đạo đức nghề báo ở Việt Nam hiện nay

Trên cơ sở phân tích đạo đức nghề báo với tư cách là một lĩnh vực đạo đức nghề nghiệp, các chuẩn mực và thực trạng của đạo đức nghề báo ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề báo ở nước ta. Các giải pháp đó là: tự giáo dục, tự tu dưỡng đạo đức cách mạng; tăng cường công tác giáo dục, quản lý nhà báo; tạo môi trường thuận lợi cho đạo đức nghề báo phát triển; sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí và tăng tính quy định về đạo đức; tăng cường sự giám sát của xã hội. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6 (67) - 2013 NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY HOÀNG ĐÌNH CÚC* Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích đạo đức nghề báo với tư cách là một lĩnh vực đạo đức nghề nghiệp, các chuẩn mực và thực trạng của đạo đức nghề báo ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề báo ở nước ta. Các giải pháp đó là: tự giáo dục, tự tu dưỡng đạo đức cách mạng; tăng cường công tác giáo dục, quản lý nhà báo; tạo môi trường thuận lợi cho đạo đức nghề báo phát triển; sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí và tăng tính quy định về đạo đức; tăng cường sự giám sát của xã hội. Từ khóa: đạo đức, đạo đức nghề báo, chuẩn mực đạo đức nghề báo, nhà báo Việt Nam. 1. Đạo đức nghề báo – một lĩnh vực đạo đức nghề nghiệp đặc thù Đạo đức là một hệ thống nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực và những khái niệm có tính chất đánh giá và tính chất mệnh lệnh điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng (gia đình, làng xóm, giai cấp, dân tộc hay toàn xã hội)”(1); là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống xã hội, chế độ kinh tế - xã hội; là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Loài người, thông qua thực tiễn của mình đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi như phong tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật, đạo đức. Đối với đạo đức, đánh giá hành vi của con người theo quy tắc, chuẩn mực, biểu 48 hiện thành các khái niệm như thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ, danh dự. Bất kỳ trong thời đại nào, đạo đức con người cũng đều được đánh giá như vậy. Nội dung các khái niệm dùng để đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi người luôn được thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Trong xã hội có giai cấp thì đạo đức bao giờ cũng biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định.(*) Khác với pháp luật, các quy tắc chuẩn mực đạo đức không ghi thành văn bản pháp quy có tính cưỡng bức, song đều Phó Giáo sư, tiến sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. (1) Hữu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.