TAILIEUCHUNG - Bài giảng Dược lý học: Thuốc chống lao

Bài giảng trình bày những nội dung chính như: Đại cương bệnh lao, đặc điểm của trực khuẩn lao, các thuốc chống lao thường dùng, các thuốc chống lao khác. để biết thêm các nội dung chi tiết. | THUỐC CHỐNG LAO Phần I: ĐạI cương - Lao là bệnh truyền nhiễm phổ biến do trực khuẩn lao gây nên và có thể chữa khỏi hoàn toàn. 2. Đặc điểm của trực khuẩn lao: + Trực khuẩn lao gây bệnh lao phổi và các cơ quan khác là loại vi khuẩn kháng cồn, kháng acid, sống trong môi trường ưa khí. + phát triển chậm (chu kỳ phân chia khoảng 20 giờ ) + Có khả năng kháng thuốc cao Hiện nay thuốc chống lao được chia thành 2 nhóm chính - Nhóm 1: là thuốc chống lao thường dùng, có chỉ số điều trị cao, ít tác dụng không mong muốn: Isoniazid INH (Rimifon) Rifampin, Ethambutol, Streptomycin và Pyrazinamid - Nhóm 2: là những thuốc ít dùng hơn, dùng thay thế khi vi khuẩn lao kháng thuốc, phạm vi điều trị hẹp, có nhiều tác dụng không mong muốn: Ethionamid, cycloserin, kanamycin, amikacin. * Hướng điều trị: Để chữa bệnh lao cho thật hiệu nghiệm, cần kháng sinh diệt trực khuẩn lao, kể cả những loại đột biến kháng thuốc; Vì vậy điều trị nhằm 2 mục đích khác nhau: Phối hợp thuốc diệt được hoàn toàn trực khuẩn lao trong cơ thể người bệnh. - Ngăn cản sự chọn lọc các chủng đột biến kháng thuốc hay nói một cách khác là ngăn cản sự thất bại trong điều trị Điều trị dự phòng nhằm chống lại sự tái phát bệnh lao sau khi ngừng thuốc. Trước đây chỉ có INH, streptomycin, phải dùng tới 24 tháng, mặc dù như vậy tỷ lệ tái phát vẫn là 5 %. Nay đã có Rifampicin, pyrazinamid, có thể khỏi bệnh lao hoàn toàn sau 6 tháng điều trị, do Rifampicin và pyrazinamid có tác dụng đặc hiệu trên BK có chuyển hoá chậm ở đại thực bào. Phần II. Các thuốc chống lao thường dùng ( rimifon, INH ) * Là dẫn xuất của acid isonicotinic vừa có tác dụng kìm khuẩn, vừa có tác dụng diệt khuẩn. Nồng độ ức chế tối thiểu đối với trực khuẩn lao 0,025- 0,05 mcg/ml. Khi nồng độ cao trên 500mcg/ml, thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn khác. * Dược động học. Thuốc được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá. Sau khi uống 1-2 giờ. Thức ăn và các thuốc chứa nhôm làm giảm hấp thu thuốc. Isoniazid khuếch tán nhanh .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.