TAILIEUCHUNG - Quan niệm của Khổng Tử về nhân

Để ổn định trật tự xã hội và cảm hóa con người, trong "Luận ngữ" Khổng Tử đã đưa ra quan niệm về "nhân". Quan niệm của Khổng Tử về "nhân" có thể khái quát: nhân là trung thứ, là thương người; nhân là cái gốc sinh ra các đức mục khác, các đức mục khác hội tụ ở nhân; người có nhân làm được năm điều: cung, khoan, tín, mẫn, huệ; khắc kỷ phục lễ là nhân; hiếu đễ là gốc của nhân. | Quan niệm của Khổng Tử về nhân QUAN NIỆM CỦA KHỔNG TỬ VỀ NHÂN LÊ TRUNG KHOA* Tóm tắt: Để ổn định trật tự xã hội và cảm hóa con người, trong "Luận ngữ" Khổng Tử đã đưa ra quan niệm về "nhân". Quan niệm của Khổng Tử về "nhân" có thể khái quát: nhân là trung thứ, là thương người; nhân là cái gốc sinh ra các đức mục khác, các đức mục khác hội tụ ở nhân; người có nhân làm được năm điều: cung, khoan, tín, mẫn, huệ; khắc kỷ phục lễ là nhân; hiếu đễ là gốc của nhân. Quan niệm của Khổng Tử về "nhân" có ý nghĩa tích cực đối với việc phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân đạo. Tuy nhiên, quan niệm đó cũng có mặt tiêu cực. Phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực của quan niệm đó là việc làm có ý nghĩa thực tiễn. Từ khóa: Khổng Tử, Luận ngữ, nhân, nghĩa. Tứ thư và Ngũ kinh là những bộ sách kinh điển của Nho giáo, ra đời cách đây khoảng hơn 2000 năm, được xem là nền tảng của triết học Trung Hoa cổ đại. Cuốn sách Tứ thư (Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử) là những lời truyền đạo, những lời dạy của Khổng Tử, Mạnh Tử được các học trò và thế hệ sau soạn lại. Trong đó, tư tưởng về “nhân” được hai bậc "thánh" và “á thánh” nhiều lần đề cập. Học tư tưởng nhân là để thực hành cách sống ở đời cho hợp tình, hợp lý; để thực hành nhân đức; để chấn hưng đất nước bình yên, thịnh trị; từ đó hướng con người đến sự hoàn thiện cả tâm hồn và hành động. Ý nghĩa của chữ nhân rất rộng. Từ trước đến nay đã có nhiều học giả bàn đến quan niệm về “nhân” của Khổng Tử. Có học giả cho rằng, "nhân" là nội dung cơ bản của Luận ngữ và là tư tưởng chủ đạo của Khổng Tử.(*)Có học giả cho rằng, "lễ" mới là nội dung cơ bản của Luận ngữ và có học giả lại cho rằng, cả "nhân" và "lễ" đều là nội dung cơ bản của tác phẩm. Theo chúng tôi, "nhân" là nội dung cơ bản, là tư tưởng chủ đạo của Khổng Tử. Học thuyết về luân lý, đạo đức, chính trị, xã hội là một trong những vấn đề cốt lõi và là thể thống nhất hữu cơ trong triết học của Khổng Tử. Những phạm trù đạo .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.