TAILIEUCHUNG - Nét độc đáo của ẩm thực Việt Nam qua đánh giá của du khách Quốc Tế
Bài viết Nét độc đáo của ẩm thực Việt Nam qua đánh giá của du khách Quốc Tế trình bày nội dung về giới thiệu, cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, né độc đáo của ẩm thực Việt Nam qua đánh giá của du khách Quốc Tế, kết luân - Một số phương pháp nâng cáo nét độc đáo của ẩm thực Việt Nam,. . | SÁU PHIÊN BẢN TRUYỆN KIỀU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÂN TÍCH NGUYÊN BẢN John Balaban, Ngô Thanh Nhàn, Ngô Trung Việt, Vũ Xuân Lương, Lê Văn Cường, Lương Thị Hạnh, Tô Trọng Đức, Ngô Thanh Giang (Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm, Mỹ và Nhóm Nôm Na, Hà Nội) (Bản nháp) Bài viết này trình bày một số nét chính về việc xây dựng Kho văn bản Truyện Kiều và đưa ra một số triển vọng trong việc nghiên cứu văn bản mà Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm và Nhóm Nôm Na đã thực hiện trong thời gian qua. Công việc này nhằm mục đích tạo hạ tầng cơ sở cho việc phục dựng lại nguyên tác Truyện Kiều, bảo tồn một di sản chữ Nôm điển hình trước nguy cơ bị mai một trong một xã hội đầy biến chuyển như hiện nay. TÓM LƯỢC VỀ TRUYỆN KIỀU Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765-1820) là một tác phẩm thơ kinh điển trong kho tàng văn học Việt Nam, cũng như trong kho tàng văn học thế giới, được dịch sang nhiều thứ tiếng bằng thơ và văn xuôi, và được xuất bản rất nhiều lần bằng tiếng Việt. Toàn bộ tác phẩm gồm 3254 câu (dòng), được viết bằng thể thơ lục bát, một thể thơ quen thuộc và gần gũi với ca dao của người Việt, có cốt truyện lấy từ một chuyện tình lãng mạn được viết cùng thời ở Trung Quốc của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân. Tác phẩm đã nêu lên một vấn đề lớn của xã hội đương thời về quan niệm sống, về trách nhiệm của mỗi nguời với chính bản thân mình, với xã hội, và những xung đột, mâu thuẫn về đạo lí làm người. Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm tượng hình chứ không phải bằng chữ quốc ngữ đương đại, thứ chữ viết đã thay thế chữ Nôm từ những năm đầu của thế kỉ 20. Từ trước đến nay không tồn tại bản nguyên tác Truyện Kiều nào của Nguyễn Du, vì tác phẩm này chưa từng được in ra, trừ một vài bản in khắc gỗ. Chắc bản nguyên tác đã bị thất lạc và khó có khả năng tìm lại được. Các nhà khảo cứu từ trước đến nay đều cố gắng so sánh, đối chiếu các văn bản có được, cân nhắc từng chữ từng ý với mục đích cuối cùng là tái dựng lên cho được một bản Kiều chuẩn, phục vụ cho việc giảng dạy thống nhất trong nhà trường, cũng như phục vụ cho .
đang nạp các trang xem trước