TAILIEUCHUNG - Bài giảng Bệnh học hô hấp - Bài 8: Viêm phổi hít do xăng dầu
Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận cùng hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi. Có nhiều thể viêm phổi khác nhau, trong đó có viêm phổi do hít, sặc phải xăng dầu. Bệnh có thể gặp ở những người dùng thuốc nhỏ mũi có tinh dầu, giọt dầu lọt vào phổi, người hít phải dầu diesel, dầu hoả, dầu mazut, xăng. Bài giảng này sẽ trình bày một số kiến thức cơ bản về chứng viêm phổi hít do xăng dầu. . | VIÊM PHỔI HÍT DO XĂNG DẦU I. ĐỊNH NGHĨA Viêm phổi hít do xăng dầu là tình trạng viêm phổi hóa học xảy ra sau khi uống nhầm xăng hoặc dầu hôi. Xăng dầu từ dạ dày đến được phổi nhờ 3 đặc tính: độ nhớt thấp, độ bay hơi cao và sức căng bề mặt thấp. Viêm phổi hít do uống nhầm xăng dầu xảy ra khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ trai từ 1-3 tuổi. Tần suất thay đổi từ đến 7,7‰ tùy quốc gia, hầu hết các trường hợp do uống lầm hơn là tự tử. Tỷ lệ tử vong thấp (10 năm). II. CHẨN ĐOÁN 1. Công việc chẩn đoán. a. Hỏi bệnh: Số lượng dầu hôi hoặc xăng trẻ đã uống. Các chất có pha lẫn trong dầu hôi, xăng. Các triệu chứng xảy ra ngay sau uống. Thời gian từ lúc tai nạn đến lúc nhập viện. Các biện pháp sơ cứu và xử trí tại nhà, tuyến trước. b. Khám lâm sàng: Dấu hiệu nguy hiểm: hôn mê, tím tái, phù phổi. Dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhiệt độ, tri giác. Đếm nhịp thở, khám phổi. Dấu hiệu ngộ độc khác (tùy theo chất pha trong dầu, xăng) c. Xét nghiệm đề nghị: Thường qui: CTM, X-quang ngực. Các trường hợp nặng (suy hô hấp, hôn mê, co giật): khí máu động mạch, ion đồ; các xét nghiệm khác tùy diễn tiến bệnh. 2. Chẩn đoán xác định: Lâm sàng: trẻ uống xăng hoặc dầu hôi có thở nhanh, khám phổi có ran. Cận lâm sàng: tổn thương phổi trên X-quang ngực. 3. Chẩn đoán có thể: Trẻ có uống xăng, dầu, nhưng không có tổn thương phổi trên X-quang, có thể kèm thở nhanh, phổi có ran hoặc không. III. ĐIỀU TRỊ Tất cả các trường hợp nên được nhập viện và theo dõi tại bệnh viện ít nhất từ 8 đến 24 giờ. Các trường hợp có suy hô hấp, co giật hoặc hôn mê phải nhập khoa cấp cứu để được điều trị ngay. 1. Nguyên tắc điều trị: Điều trị tình huống cấp cứu. Điều trị hỗ trợ. Điều trị biến chứng. 2.
đang nạp các trang xem trước