TAILIEUCHUNG - An ninh kinh tế trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
Trong giai đoạn hội nhập vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những bất ổn kinh tế vĩ mô, bất ổn đó ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và hạn chế những lợi ích thu được từ hội nhập. Do bất ổn vĩ mô dưới tác động của việc quản trị thiếu hiệu quả dòng vốn nước ngoài, mất cân đối ngoại thương theo hướng nhập siêu kéo dài và tập trung nhập siêu từ thị trường Trung Quốc, bội chi ngân sách dựa trên vay nợ nước ngoài và trong nước cho nên công tác đảm bảo an ninh kinh tế trở nên khó khăn hơn. | An ninh kinh tế trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam Nguyễn Chiến Thắng1, Phạm Sỹ An1 1 Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: ncthang69@ Nhận ngày 6 tháng 9 năm 2016. Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 10 năm 2016. Tóm tắt: Trong giai đoạn hội nhập vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những bất ổn kinh tế vĩ mô, bất ổn đó ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và hạn chế những lợi ích thu được từ hội nhập. Do bất ổn vĩ mô dưới tác động của việc quản trị thiếu hiệu quả dòng vốn nước ngoài, mất cân đối ngoại thương theo hướng nhập siêu kéo dài và tập trung nhập siêu từ thị trường Trung Quốc, bội chi ngân sách dựa trên vay nợ nước ngoài và trong nước cho nên công tác đảm bảo an ninh kinh tế trở nên khó khăn hơn. Từ khóa: An ninh kinh tế, hội nhập, bất ổn vĩ mô, nhập siêu, bội chi ngân sách. Abstract: During its integration, Vietnam’s economy has undergone macroeconomic instability which negatively affected the economic growth and limited the benefits derived from integration. Due to macroeconomic instability that resulted from the lack of efficiency in managing foreign capital flows, foreign trade imbalance because of prolonged import surplus, mainly from the Chinese market, and the budget deficit from domestic and foreign debts, it is more challenging to ensure economic security. Keywords: Economic security, integration, macroeconomic instability, import surplus, budget deficit. 1. Mở đầu Việt Nam đang bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng với 11 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết và hai FTA thế hệ mới chờ đợi phê chuẩn là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Quá trình hội nhập của Việt Nam có ảnh hưởng nhất định đến 8 an ninh kinh tế và tăng trưởng kinh tế. Hội nhập có tác động tích cực đến nền kinh tế như mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo sức ép cạnh tranh để nguồn lực phân bổ hiệu quả hơn, thu hút đầu tư trực tiếp .
đang nạp các trang xem trước