TAILIEUCHUNG - Quan hệ thân tộc vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Quan hệ thân tộc của các tộc người vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc có tác động tích cực tới sự phát triển ở vùng biên giới thông qua các hoạt động thăm thân, tìm việc làm, kết hôn xuyên biên giới Tuy nhiên, quan hệ tộc người xuyên biên giới cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Nhà nước cần tăng cường hơn nữa vai trò quản lý mối quan hệ thân tộc xuyên biên giới để phát triển xã hội và đảm bảo an ninh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(105 Quan hệ thân tộc vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc Đặng Thị Hoa* Đậu Tuấn Nam** Tóm tắt: Quan hệ thân tộc của các tộc người vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc có tác động tích cực tới sự phát triển ở vùng biên giới thông qua các hoạt động thăm thân, tìm việc làm, kết hôn xuyên biên giới Tuy nhiên, quan hệ tộc người xuyên biên giới cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Nhà nước cần tăng cường hơn nữa vai trò quản lý mối quan hệ thân tộc xuyên biên giới để phát triển xã hội và đảm bảo an ninh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Từ khóa: Quan hệ thân tộc; vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc; quản lý phát triển xã hội. 1. Mở đầu Trong đời sống xã hội của các dân tộc thiểu số, quan hệ thân tộc luôn có vị trí quan trọng. Mỗi cá nhân luôn bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ của gia đình, dòng họ và các mối quan hệ khác trong xã hội. Mối quan hệ thân tộc được hình thành từ lâu đời, những thói quen, hành vi ứng xử trong quan hệ thân tộc luôn được mọi thành viên trong cộng đồng tuân thủ, từ đó hình thành những tập tục tồn tại từ nhiều đời nay. Các dân tộc thiểu số cư trú hai bên đường biên giới có chung nhiều phong tục tập quán, có chung đặc điểm văn hóa tộc người, do vậy trong quan hệ, thân tộc có những đặc điểm chung và có mối liên hệ mật thiết với đồng tộc ở bên kia biên giới. Kể từ khi đường biên giới được phân định rõ ràng và có chính sách quản lý đường biên theo luật pháp của mỗi quốc gia, quan hệ thân tộc vẫn được duy trì, thậm chí còn được mở rộng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, các mối quan hệ thân tộc đang đặt ra nhiều vấn đề về quản lý và phát triển xã hội ở vùng biên giới. Bài viết này phân tích đặc điểm, ảnh hưởng quan hệ thân tộc vùng biên giới Viêt Nam Trung Quốc, giải pháp quản lý của Nhà nước đối với quan hệ này.* 2. Đặc điểm quan hệ thân tộc vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc Quan hệ thân tộc bắt nguồn từ những mối quan hệ về hôn nhân và quan hệ dòng họ. Mối quan hệ thân tộc là tổ chức xã

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.