TAILIEUCHUNG - Mấy vấn đề về quan hệ dân tộc ở nông thôn

Đã có một thời kỳ trong lịch sử nông thôn nước ta, thân tộc là hạt nhân của nhiều quan hệ xã hội khác. Từ khi quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ra đời, quan hệ thân tộc đã mất vai trò chủ đạo của nó và biến đổi trong một khung cảnh xã hội mới. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo "Mấy vấn đề về quan hệ thân tộc ở nông thôn". | Xã hội học số 2 - 1984 MẤY VẤN ĐỀ VỀ QUAN HỆ THÂN TỘC Ở NÔNG THÔN TRỊNH THỊ QUANG Đã có một thời kỳ trong lịch sử nông thôn nước ta thân tộc là hạt nhân của nhiều quan hệ xã hội khác. Từ khi quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ra đời quan hệ thân tộc đã mất vai trò chủ đạo của nó và biến đổi trong một khung cảnh xã hội mới. Trong sự biến đổi đó có cái đã mất đi có cái đang tồn tại và tiếp tục phát huy tác dụng. Nghiên cứu quan hệ thân tộc ở nông thôn xã hội học góp phần khắc phục những trở ngại và sử dụng những điều còn khả năng thúc đẩy sự phát triển của nông thôn. Tìm hiểu sự biến đổi của quan hệ này trong điều kiện nông thôn Việt Nam trên đường đi lên chủ nghĩa xã hội là một vấn đề mà nhiều nhà xã hội học sử học và dân tộc học cũng quan tâm tới. Trong bài viết này chúng tôi tạm coi thân tộc là một tổ chức xã hội vì những lý do sau - Trước hết thân tộc là một hình thức đã được thể chế hóa biểu hiện qua những tập quán luật lệ. - Thân tộc bao gồm một hệ thống địa vị xã hội trong đó các cá nhân được sắp xếp và đảm nhận các vai trò tự nhiên dựa trên huyết thống. - Sau cùng thân tộc đã có những chức năng xã hội nhất định đối với nhóm người cùng huyết thống cộng đồng về mặt pháp lý về kinh tế về sinh sống về đạo đức và tôn giáo. Dựa vào những đặc điểm mang tính tổ chức của thân tộc chúng tôi xét các mức độ khác nhau của sự biến dạng bốn chức năng trên. 1. về chức năng cộng đồng pháp lý. Nếu so sánh hai giai đoạn lịch sử chúng ta thấy rõ là thân tộc dưới thời phong kiến có một ví dụ khá quan trọng trước pháp luật. Từ bộ luật Hồng Đức đến bộ luật Gia Long việc thừa nhận và duy trì quan hệ thân tộc đều nhằm phục vụ chế độ quân chủ chuyên chế. Ba trong mười tội thập ác được coi là nặng nhất thời Nguyễn đánh vào những người vi phạm quan hệ thân tộc bất hiếu bất hoà và loạn luân . Đó là chưa kể đến hàng trăm khoản mục khác nhau quy định ngặt nghèo về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và gia tộc. Tổ chức thân tộc trong lịch sử còn có một tư cách pháp lí rõ ràng. .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.