TAILIEUCHUNG - Tính giai cấp trong học thuyết về lễ của Khổng Tử và Tuân Tử

Mục đích của đường lối trị nước dựa vào lễ là để phân công trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội, đồng thời để điều hòa sự bất bình đẳng xã hội, ngăn chặn bạo loạn, tranh giành, đố kỵ giữa hai tầng lớp thống trị và bị trị. Tuy nhiên, ở Khổng Tử và Tuân Tử, lễ đều là quy định biện hộ cho lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(102) - 2016LÝ TRIẾT - LUẬT - TÂM - XÃ HỘI HỌC Tính giai cấp trong học thuyết về lễ của Khổng Tử và Tuân Tử Nguyễn Đức Diện * Tóm tắt: Trong Nho giáo, lễ là quy phạm đạo đức dùng để điều chỉnh hành vi con người. Ở Khổng Tử, lễ là bộ phận cấu thành trong hệ thống nhân, lễ, chính danh; còn ở Tuân Tử, lễ được kết hợp với pháp luật thành đường lối trị nước dưới tên gọi “lễ pháp kiêm trị”. Mục đích của đường lối trị nước dựa vào lễ là để phân công trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội, đồng thời để điều hòa sự bất bình đẳng xã hội, ngăn chặn bạo loạn, tranh giành, đố kỵ giữa hai tầng lớp thống trị và bị trị. Tuy nhiên, ở Khổng Tử và Tuân Tử, lễ đều là quy định biện hộ cho lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến. Từ khóa: Nho giáo; Khổng Tử; Tuân Tử; lễ; đạo đức. 1. Đặt vấn đề Nho giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI do Khổng Tử (551 - 479 ) sáng lập. Sau đó Nho giáo đã được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển. Nho giáo là hệ tư tưởng của giai cấp địa chủ phong kiến. Tính giai cấp của Nho giáo đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định. Tuy nhiên, tính giai cấp đó thể hiện cụ thể như thế nào? Vấn đề này chưa được lý giải rõ ràng. Bài viết này phân tích tính giai cấp trong học thuyết về lễ của Khổng Tử và Tuân Tử. 2. Tính giai cấp trong quan niệm về lễ của Khổng Tử Khái niệm lễ xuất hiện rất sớm trong văn hóa Trung Hoa cổ đại. Lúc đầu lễ chỉ có ý nghĩa là cúng tế. Từ thượng cổ, người Trung Hoa cũng như các dân tộc khác đã cúng tế thần linh, đã làm các việc gọi là lễ. “Chữ Lễ trở thành thông dụng ở Trung Hoa thì hình như mới từ đời Tây Chu. Căn cứ vào kinh tịch cổ, nghi thức về lễ là do Chu Công chế tác, mấy chữ lễ xuất hiện lần đầu 32 tiên trong thiên Lạc cáo (Kinh Thư) viết vào thời Chu Công nhiếp chánh đều có nghĩa là cúng tế” [4, ]. Sau này, việc cúng tế không có tính chất thuần túy tôn giáo nữa mà chuyển sang dạng khác. Chẳng hạn, theo Chu Công, chỉ Thiên tử mới được dùng vũ “bát dật”, chư hầu chỉ được

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.