TAILIEUCHUNG - Nghi lễ gia đình của người Thái nhìn từ lý thuyết nghi lễ chuyển tiếp

Bài viết phân tích những đặc trưng văn hóa của người Thái qua các ứng xử và thực hành nghi lễ gia đình. Trên cơ sở đó chỉ rõ vai trò của nghi lễ gia đình đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hiện nay. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(100) - 2016 NGÔN NGỮ - VĂN HỌC - VĂN HÓA Nghi lễ gia đình của người Thái nhìn từ lý thuyết nghi lễ chuyển tiếp Lê Hải Đăng * Tóm tắt: Bài viết phân tích những đặc trưng văn hóa của người Thái qua các ứng xử và thực hành nghi lễ gia đình. Trên cơ sở đó chỉ rõ vai trò của nghi lễ gia đình đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Nghi lễ; nghi lễ gia đình; người Thái. 1. Mở đầu Ở Việt Nam, nghi lễ và đặc biệt là nghi lễ gia đình của các tộc người nói chung và người Thái nói riêng đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ tả chứ chưa nghiên cứu sâu, toàn diện, có hệ thống về các nghi lễ gia đình của người Thái. Bài viết lý giải các hiện tượng nghi lễ gia đình của người Thái. 2. Nghi lễ gia đình của người Thái Các nghi lễ gia đình của người Thái đã được định thành lệ, giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc, giáo dục quan hệ ứng xử trong gia đình cũng như xã hội cho mỗi thành viên cộng đồng, từ lúc sinh ra cho đến khi qua đời. Những giá trị đó đã được đúc kết và nuôi dưỡng trong suốt quá trình hình thành, tồn tại, vận động, biến đổi của tộc người. Nghi lễ gia đình giữ vị trí quan trọng trong đời sống của người Thái. . Nghi lễ sinh con Với người Thái, sự ra đời của mỗi đứa trẻ không chỉ là sự kiện trọng đại của từng gia đình mà còn là niềm vui của cả dòng họ. Mỗi đứa trẻ, nhất là con trai ra đời, đáp ứng 80 nhu cầu về việc nối dõi tông đường và gia tăng thành viên trong họ tộc. Sản phụ Thái có thói quen sinh nở tại nhà với sự trợ giúp của bà đỡ “vườn”, hoặc là bà nội, bà ngoại. Họ thường chuyển những phụ nữ sắp sinh sang nằm ở gian bếp. Người Thái kiêng đẻ ở gian nhà chính, nơi có bàn thờ tổ tiên, vì sợ máu bẩn làm ô uế linh hồn tổ tiên, khiến cho gia đình gặp nhiều chuyện xấu. Hơn nữa, sinh cạnh bếp lửa sẽ giúp người phụ nữ đỡ mất nhiệt sau khi “vượt .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.