TAILIEUCHUNG - Mấy suy nghĩ về vấn đề kiểm soát cơ quan hành chính nhà nước với mục đích đảm bảo quyền công dân

Quyền của công dân Việt Nam được Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định rõ ràng và các văn bản pháp luật khác cụ thể hóa tạo điều kiện cho việc thực hiện. | Công cuộc cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam vừa đòi hỏi hiệu lực hành pháp trong quản lý hành chính nhà nước, vừa đòi hỏi xác định và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ công chức nhà nước và công dân. Ngay cả khi có bộ máy hành chính nhà nước hoàn thiện hơn thì cũng không thể bảo đảm rằng cơ quan hành chính nhà nước và viên chức hành chính thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, không xâm hại quyền công dân. Vì thế, kiểm soát hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, giải quyết tranh chấp giữa công dân và hành chính công quyền vẫn là đề tài được quan tâm. Vấn đề là ở chỗ, song song với việc xây dựng và củng cố một bộ máy hành chính có hiệu qủa thì quyền cá nhân công dân cũng phải được chú ý, cân bằng tương xứng trong đó có việc bảo đảm thực hiện và bảo vệ quyền của họ. Xây dựng nhà nước pháp quyền không có nghĩa làm cho nhà nước yếu đi trong mối quan hệ với cá nhân mà phải làm nhà nước tồn tại đúng vai trò và phát huy hiệu qủa hoạt động của nó, thể hiện sự công bằng, bình đẳng, nhân đạo và dân chủ. Những hoạt động cải cách của nền hành chính nước ta như tinh giản bộ máy; chuẩn hóa trình độ và phẩm chất cán bộ, công chức; xã hội hóa các dịch vụ công; hoàn thiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hủy bỏ cơ chế xin - cho là hướng đi đến một nền hành chính văn minh, hiện đại trong một nhà nước pháp quyền XHCN trong đó quyền công dân được đề cao.°

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.