TAILIEUCHUNG - Bài giảng Văn hoá giao tiếp trong công sở - NGƯT.ThS. Bùi Xuân Lự
Bài giảng Văn hoá giao tiếp trong công sở của . Bùi Xuân Lự nêu lên những vấn đề chung về văn hoá giao tiếp công sở; một số kỹ năng giao tiếp trong công sở; lễ tân - công cụ giao tiếp. Mời các bạn tham khảo bài giảng để bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực này. | Văn hoá giao tiếp trong công sở LỚP BỒI DƯỠNG CHUYÊN VIÊN CHÍNH TỈNH QUẢNG BÌNH,THÁNG 8- 2009 NGƯT. THS BÙI XUÂN LỰ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH “ Trí tuệ học viên không phải là cốc để rót đầy Mà là bó đuốc cần được đốt cháy” I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HOÁ GIAO TIẾP CÔNG SỞ Văn hoá công sở là gì? ~ Là hệ thống giá trị, chuẩn mực hành vi, niềm tin, sự mong đợi của các thành viên tác động qua lại với cơ cấu chính thức tạo nên chuẩn mực hành động của công sở mà mọi người đều tuân theo khi làm việc. Văn hoá công sở có vai trò gì? Qua văn hoá công sở có thể phân biệt công sở này với các công sở khác; Văn hoá công sở là điều kiện quyết định sự phát triển tổ chức. 2- Giao tiếp là gì? Xét trên một phương diện nhất định thì quản lý chính là sự giao tiếp: giao tiếp với cấp trên, với cấp dưới, với đồng nghiệp và với khách hàng. Giao tiếp có nhiều cách tiếp cận: - Là sự truyền đi một thông điệp; - Hoạt động làm cho hai bên cùng chấp nhận một vấn đề chung nhờ quá trình 2 chiều; =>”Giao tiếp công sở là sự xác lập mối quan hệ và quá trình tiếp xúc giữa con người với nhau trong phạm vi công vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nhất định của các bên tham gia” 3- Văn hoá giao tiếp công sở là gì? Đó là chuẩn mực hành vi ứng xử trong giao tiếp công sở đã chính thức hoá, đựơc mọi người thực hiện trong quá trình thực thi công vụ. Văn hoá giao tiếp công sở có vai trò rất quan trọng trong hội nhập thế giới hiện nay( điều đó thể hiện: hầu hết hoạt động công vụ được tiến hành qua con đường giao tiếp, chất lượng công vụ tuỳ thuộc chất lượng quá trình giao tiếp) => 4- Các loại giao tiếp: có nhiều tiêu chí phân loại giao tiếp: a, Theo môi trường giao tiếp: gt trong cơ quan tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng, cơ quan Nhà nước; b, Theo cách tiếp xúc: gt trực tiếp, gián tiếp; c, Theo tính chất cuộc giao tiếp: giao tiếp chính thức, không chính thức; d, Theo tâm thế: trên thế mạnh, thế yếu, cân bằng; đ, Theo quy mô cuộc giao tiếp: gt với chính bản thân, liên nhân cách, trong nhóm, trong tổ chức; e, Theo dòng giao .
đang nạp các trang xem trước