TAILIEUCHUNG - Giáo án bài Hình chữ nhật - Toán 3 - GV.Ng.P.Hùng

Thông qua bài Hình chữ nhật học sinh biết được hình chữ nhật có 4 cạnh trong đó có 2 cạnh ngắn bằng nhau và hai cạnh dài bằng nhau, bốn góc của hình chữ nhật đều là góc vuông, qua đó biết vẽ và ghi tên hình chữ nhật. đồng thời nắm được các tính chất của hình chữ nhật. Quý thầy cô cũng có thể tham khảo để có thêm tài liệu soạn giáo án. | Giáo án Toán 3 Hình chữ nhật I) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được: - Hình chữ nhật có 4 cạnh trong đó có 2 cạnh ngắn bằng nhau và hai cạnh dài bằng nhau. Bốn góc của hình chữ nhật đều là góc vuông - Vẽ và ghi tên hình chữ nhật. II) Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức Hát 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 học sinh lên bảng tính giá trị của biểu thức - Nhận xét, ghi điểm - 2 học sinh lên bảng, mỗi em một biểu thức 346 + 7 x 9 = 346 + 63 = 409 540 : (25 : 5) = 540 : 5 = 108 - HS nhận xét 3. Bài mới a. Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu giờ học, ghi tên bài b. Giới thiệu hình chữ nhật - Vẽ lên bảng HCN: ABCD - Yêu cầu học sinh gọi tên hình - GT: Đây là hình chữ nhật ABCD - Yêu cầu học sinh dùng thước để đo các cạnh của HCN - Yêu cầu học sinh so sánh độ dài cạnh AB và CD - Yêu cầu học sinh so sánh độ dài cạnh AC và BD - Yêu cầu học sinh so sánh độ dài cạnh AB và AC * GT: Hai cạnh AB và CD được coi là 2 cạnh dài của HCN và 2 cạnh này bằng nhau: Hai cạnh AC và BD là 2 cạnh ngắn của HCN và 2 cạnh này bằng nhau. - yêu cầu học sinh dùng thước ê ke để kiêm tra các góc của hình chữ nhật ABCD - Vẽ lên bảng 1 số hình và yêu cầu học sinh nhận diện đâu à hình chữ nhật - Yêu cầu học sinh nêu lại các đặc điểm của hình chữ nhật - HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài - HS vẽ hình vào vở - HS dùng thước chia vạch cm để đo - Độ dài cạnh AB bằng độ dài cạnh CD - Độ dài cạnh AC bằng độ dài cạnh BD - Độ dài cạnh AB lớn hơn độ dài cạnh AC - Học sinh nhắc lại AB = CD; AC = BD - Hình chữ nhật ABCD có 4 góc cùng là góc vuông - Vài học sinh nêu - HCN có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau và có 4 góc vuông. c. Luyện tập thực hành Bài 1: - Yêu cầu học sinh tự nhận biết HCN sau đó dùng thước và ê ke để kiểm tra lại - GV nhận xét - HS quan sát các hình trong SGK - HS nêu: Hình chữ nhật là MNPQ và RSTO, các hình còn lại không phải là HCN. - HS nhận xét Bài 2: - Yêu cầu học sinh dùng thước để đo độ dài các cạnh của 2 hình chữ nhật sau đó báo cáo kết quả - GV nhận xét - HS thực hành đo, vài học sinh nối tiếp nêu kết quả: Độ dài AB = CD = 4 cm AC = BD = 3 cm Độ dài MN = PQ = 5 cm MQ = NP = 2 cm - HS nhận xét Bài 3: - Yêu cầu 2 học ngồi cạnh nhau thảo luận để tìm tất cả các hình chữ nhật có trong hình, sau đó gọi tên hình và đo đọ dài của các cạnh mỗi hình. - GV nhận xét - HS làm vào vở – vài học sinh nêu kết quả - Có các hình chữ nhật là ABMN, MNCD, ABCD - Hình ABMN có AB = MN = 4 cm AM = BN = 1 cm - Hình MNCD có: MN = DC = 4 cm MD = NC = 2 cm - Hình ABCD có : AB = CD = 4 cm AD = BC = 2 + 1 = 3 cm - HS nhận xét Bài 4: - GV vẽ hình như SGK lên bảng - Yêu cầu học sinh kẻ thêm 1 đoạn thẳng để được hình chữ nhật - GV nhận xét, ghi điểm - HS vẽ vào vở, 2 học sinh lên bảng vẽ - HS nhận xét 4. Củng cố dặn dò: - Học bài và chuẩn bị bài sau *********************************************************

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.